December 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | | | | | | Calendar |
|
Thống Kê | Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm Không Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 190 người, vào ngày Tue May 10, 2016 8:24 pm |
feeds | |
Social bookmarking |
Bookmark and share the address of HỒN THƠ VIỆT NAM on your social bookmarking website
Bookmark and share the address of HỒN THƠ VIỆT on your social bookmarking website |
|
Statistics | Diễn Đàn hiện có 614 thành viên Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: mongkeydyoyo
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 23075 in 6025 subjects
|
trang thơ hay | http://lucbat.com/ |
|
| BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Tranquang Admin
Tổng số bài gửi : 177 Join date : 09/08/2010 Age : 62 Đến từ : TP.HCM
| Tiêu đề: BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN Mon Jul 04, 2011 12:51 pm | |
| ------------------ Thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến.
Mùa thu và thi nhân vốn có nhiều duyên nợ. Trước cảnh thu không ai cảm xúc sâu sắc bằng các nhà thơ, cho nên trong các bài thơ hay kim cổ, phải kể đến các bài vịnh về mùa thu. Từ xưa, một loạt 8 bài Thu hứng của Đỗ Phủ (712-770) đã được Kim Thánh Thán liệt vào số sáu tác phẩm tài tử hay nhất đời Đường. Về sau, ở nước ta, trong các bài thơ nôm vịnh thu, phải kể đến ba bài Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh của Nguyễn Khuyến (1835), người làng Yên Đổ (Hà Nam), là những thi phẩm tuyệt tác hiện còn truyền tụng cho đến ngày nay. Thu Điếu Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. --------- Thu Ẩm Năm gian nhà nhỏ thấp le te, Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, Mắt lão không viền cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy Độ năm ba chén đã say nhè. --- Thu Vịnh Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu. Nước biếc trông chừng như khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào! ------------------ Chú giải - Thu điếu: Mùa thu câu cá (điếu: câu cá). Thu ẩm: Mùa thu uống rượu (ẩm: uống). Thu vịnh: Mùa thu làm thơ vịnh (vịnh: ngâm lên, tức cảnh). Bản chất của thơ là tình cảm, nên thơ trước hết được cảm nhận bằng trực giác. Khi ta nghe (hay đọc) ba bài thơ nầy, qua trực giác, ta cảm thấy như chính ta cũng có những xúc động như tác giả hoặc đã có lần ta cũng muốn thốt ra những lời tương tự. Như thế, ở đây là vì giữa thi nhân và ta đã sẵn có một lối truyền đạt ngôn ngữ như nhau, một nếp, một vốn suy tư, cảm xúc Việt Nam như nhau. Truyền đạt ngôn ngữ Trong ba bài thơ trên, Nguyễn Khuyến dùng toàn những lời nói hàng ngày của thường dân Việt, không xen lẫn một danh từ Hán-Việt hay một từ, một điển tích ngoại lai nào (trừ điển tích "ông Đào" ở cuối bài Thu vịnh), và dùng nhiều âm láy, như: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng, (Thu điếu); le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh, ngắt, (Thu ẩm); lơ thơ, hắt hiu (Thu vịnh)... Trong ngôn ngữ Việt, mỗi từ phải có một nghĩa, nhưng cũng có nhiều từ vô nghĩa, dạng thể đơn như: veo, ngắt, hoe..., hoặc dạng thể kép, như 2 tiếng vô nghĩa được ghép với nhau: le te, lơ thơ, hiu hắt; hoặc một tiếng vô nghĩa ghép với một tính từ (adjectif) tạo thành những tính từ kép như: lạnh lẽo, lạnh lùng, lạnh buốt, hay xanh rờn, xanh lè, xanh ngắt, hay trong veo, trong vắt, trong trẻo... làm cho ngữ nghĩa tiếng Việt đưọc phong phú, tinh tế hơn. Đó là một đặc thù của ngôn ngữ Việt, tưởng ít ngôn ngữ nước nào có. Chú ý: Những "từ vô nghĩa" ở đoạn trên đây viết xiên. Cấu trúc theo luật thơ nhà Đường Trong một bài thơ "Đường luật", nhà làm thơ thường gọi - hai câu đầu 1 và 2 là "mạo" giới thiệu tổng quát đề, - hai câu 3 và 4 là "thực" tả rõ đề, - hai câu 5 và 6 là "luận" nhân cái thực mà bàn luận thêm, - hai câu cuối 7 và 8 là "kết" hợp các ý cả bài mà khai triển tình tự. Hai câu thực (3 và 4), cũng như hai câu luận (5 và 6) phải đối nhau. Nguyễn Khuyến đã trình bày tình ý trong cấu trúc gò bó Đường luật ấy một cách dễ dàng uyển chuyển: Đề bài Thu điếu là mùa thu đi câu, sau cảnh sóng gợn, lá vàng bay theo gió của mùa thu, thì tâm tình của nhà thơ đã lơ lửng gửi vào các tầng mây, đã cảm thấy vắng teo qua ngõ trúc, để quay trở về đề mà than rằng "ôm cần lâu chẳng được!". Đề bài Thu ẩm là mùa thu uống rượu, sau cảnh khói nhạt trên giậu, bóng trăng loe trên ao của mùa thu, thì tâm tình nhà thơ vấn vương theo các câu hỏi "trời, ai nhuộm mà xanh ngắt?", "mắt, ai viền mà đỏ hoe?" để quay trở về đề mà than rằng "bình thường giỏi uống rượu, mà sao nay vài chén đã say nhè!". Đề bài Thu vịnh là cảm hứng trước mùa thu mà làm thơ. Sau cảnh khói phủ trên nưóc biếc, trăng xuyên qua song cửa của đêm thu, thì tâm tình nhà thơ dẫn khởi theo "hoa năm ngoái", "ngỗng nước nào?" để rồi quay trở về đề mà than rằng "toan làm thơ mà thẹn với Đào Tiềm, một thi hào xưa chán cảnh lòn cúi của quan trường, đã từ chức về vườn, làm bài "Qui khứ lai từ" nổi danh tuyệt tác. Nguồn thi hứng Việt Nam Các nhà thơ xưa thường tìm cảm hứng trong cảnh vật Trung Hoa, như sông Xích Bích, hồ Động Đình, bến Tầm Dương, sông Tiêu Tương, bến Phong Kiều,... Nhưng trong các thi phẩm Nguyễn Khuyến tuyệt nhiên không thấy có các cảnh Trung Hoa, hay các cảnh xây dựng theo tưởng tượng, mà những cảnh quen thuộc thường ngày của nông thôn Việt Nam. Hình tượng thuộc về mùa thu Cho nên, nhà thơ Yên Đỗ đã trình bày cảnh thu quen thuộc thường ngày ấy, qua tất cả các đặc tính hằng hữu của mùa thu: Mùa thu là mùa của gió heo may, của trời xanh, trăng sáng, là mùa lá rụng, là mùa côn trùng sinh sản, đêm tối đốm lập lòe đầy vườn, mùa thu là mùa nước ấm hơn đất và khí trời, nên bốc hơi lên như khói tỏa (vì nước bao giờ cũng lạnh hay nóng lâu hơn đất và khí trời), mùa thu còn là mùa hoa cúc nở, là mùa chim trời bay tìm nơi ấm áp, tránh lạnh mùa đông... Phải là người đã sống và hòa mình thật sự với cảnh vật đồng quê Việt Nam như Nguyễn Khuyến mới có thể cô đọng tất cả các nét đặc thù của mùa thu, để dồn vào ba bài thơ "Đường luật" chật hẹp như thế được. Có thể cho rằng ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến là ba bức tranh sơn thủy. Xưa, Tô Đông Pha đã từng khen Vương Duy (701-761) "Trong thơ có họa, trong họa có thơ". Và chính J. F. Marmontel (1723-1799) ở phương Tây, cũng cho "thơ là một bức họa biết nói, là một ngôn từ có thể vẽ ra được bằng các hình tượng". Dẫn khởi sâu rộng hơn Trong thi ca, hình tượng, văn ảnh là những phương tiện tạo ra cảm giác mãnh liệt tối đa, mà đặc tính là dẫn khởi, tức là từ những hình ảnh nầy dẫn lần đến những hình ảnh, hay tình ý khác, đưa tâm tư ta đến những xúc cảm, tình tự cao xa hơn. Nhưng theo André Breton, khác với hình tượng, “văn ảnh" là một sáng tạo của trí óc thuần túy. Văn ảnh không thể phát sinh từ một sự so sánh giữa hai sự vật tương tự, mà từ một sự đưa hai thực tại khác nhau đến gần sát lại với nhau. Mối liên hệ càng xa cách, càng chính xác, thì văn ảnh càng mãnh liệt... càng có nhiều cường lực xúc cảm, càng có nhiều thực chất thi vị hơn” ( 1 ). Nếu bảo rằng "Thi ngôn kỳ chí dã" (thơ nói lên cái chí của mình) như trong sách Lễ Ký (thiên Nhạc Ký) xưa có câu, thì các hình tượng, văn ảnh về mùa thu của Nguyễn Khuyến hẳn cũng có thể dẫn khởi đến một tâm sự u ẩn gì của tác giả. Phải chăng đó là tâm sự của một bại thần, vì tuổi già, sức yếu mà đành khoanh tay trước nạn nước mất nhà tan. Nguyễn Khuyến thi Hương đỗ đầu năm 1864, đến năm 1871, đỗ đầu thi Hội và thi Đình (tam nguyên), làm quan đến chức Bố Chánh, Tổng Đốc... Gặp lúc quân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, Bắc Kỳ, rồi Hà Nội và Huế lần lượt thất thủ, triều đình ký hòa ước nhận quyền bảo hộ của Pháp, Nguyễn Khuyến liền lấy cớ đau mắt nặng mà cáo quan về hưu năm 1885, giả ngu, giả dại để khỏi bị Pháp ép ra làm quan: Trong thiên hạ có anh giả điếc Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây... Vận nước đã cùng, Nguyễn Khuyến chỉ còn biết tìm lẫn quên trong các thuyết Lão Trang, trong đời sống xóm làng, trong cảnh thanh nhàn giữa cảnh vật thiên nhiên, và thường ký gửi tâm sự mình vào những vần thơ bằng chữ nôm. (còn tiếp) -------------- | |
| | | huu1234
Tổng số bài gửi : 3 Join date : 17/08/2012
| Tiêu đề: Re: BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN Fri Aug 17, 2012 4:57 pm | |
| thơ nguyễn khuyến đầy cảm xúc...hay mà đầy ý nghĩa
| |
| | | phiệt
Tổng số bài gửi : 86 Join date : 17/11/2012
| Tiêu đề: Re: BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN Wed Nov 21, 2012 11:27 am | |
| Thơ hay thì thật là hay
Khen chê cho đúng lòng ngay nói "thằng"
Thơ thất ngôn bát cú phải hiệp vần (cao với hiu=lạc vận) mà thất vận bị loại.
đối ý ,đối lời ,đối chữ mà bài thu ẩm (lưng-làn,ai -không)hai cặp này không đối mà thất đối bị loại.-đề-thực -luận -kết không chuẩn (ngõ tối đêm khuya mà nhìn thấy màu khói nhạt,bóng trăng loe,da trời xanh ngắt).đúng là tam nguyên chế ra kính hồng ngoại thật rồi,
"Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào"
Vài lời thân ái đổi trao
Bình thơ NHƯ THẾ "ông Đào"cười cho !
Xét ra cũng chẵng hay ho
Đi ngang thấy chướng thăm dò vài câu
Bỏ qua làm bạn DÀI lâu
NẾU MÀ CỐ CHẤP GẬT ĐẦU GUTBAI ! | |
| | | phiệt
Tổng số bài gửi : 86 Join date : 17/11/2012
| Tiêu đề: Re: BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN Wed Nov 28, 2012 1:04 pm | |
| NÓI TIẾP 3 BÀI THU -AO THU LẠNH LẼO NƯỚC TRONG VEO,THÌ CÁ Ở ĐÂU MÀ CÂU VỚI KÉO.MỘT CHIẾC THUYỀN CÂU BÉ TẺO TEO.THUYỀN TRẺ CON XẾP GIẤY THẢ CHƠI THÌ MỚI BÉ TẺO TEO CHỨ THUYỀN CÂU BẰNG NAN THÌ MỘT NGƯỜI VÁC NẶNG.CÁI AO THÌ AI CHẴNG BIẾT NÓ LỚN BẰNG NÀO MÀ PHẢI THẢ THUYỀN MỚI CÂU ĐƯỢC.LÁ VANG TRƯỚC GIÓ KHẼ ĐƯA THÌ SAO MÀ VÈO ĐƯỢC ,BÃO CHẮC.CÂU3-4=5-6 ĐỐI KHÔNG CHUẨN (THẤT ĐỐI) LÁ-SÓNG,LƠ-QUANH =TRẮC -TRẮC ,BẰNG -BẰNG .THƠ LÀM THEO THỂ DƯỜNG LUẬT MÀ CỨ LÀM CẨU THẢ NHƯ CỤ MÀ CỨ KHEN ,BỐC HOÀI TỨC KO CHỊU NỔI.CÁC VỊ XEM LẠI TÔI NÓI CÓ GÌ SAI .KO BIẾT AI ĐƯA VÀO TUYÊN TẬP 100 BÀI THƠ HAY CỦA THẾ KỶ ,THẬT LÀ NỂ CỤ TAM NGUYÊN LẮM LẮM! | |
| | | thienthanh1978
Tổng số bài gửi : 1 Join date : 01/04/2015
| Tiêu đề: Re: BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN Wed Apr 01, 2015 10:35 am | |
| những bài thơ này viết bằng tiếng nom, nên khi dịch sang tiếng việt như thế đã là tài tình lắm rùi bác phiệt. nếu ta nhận xét thì hãy về bản góc mà xem. | |
| | | duynd779
Tổng số bài gửi : 1 Join date : 06/03/2024
| Tiêu đề: Re: BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN Wed Mar 06, 2024 10:16 am | |
| - phiệt đã viết:
- NÓI TIẾP 3 BÀI THU
-AO THU LẠNH LẼO NƯỚC TRONG VEO,THÌ CÁ Ở ĐÂU MÀ CÂU VỚI KÉO.MỘT CHIẾC THUYỀN CÂU BÉ TẺO TEO.THUYỀN TRẺ CON XẾP GIẤY THẢ CHƠI THÌ MỚI BÉ TẺO TEO CHỨ THUYỀN CÂU BẰNG NAN THÌ MỘT NGƯỜI VÁC NẶNG.CÁI AO THÌ AI CHẴNG BIẾT NÓ LỚN BẰNG NÀO MÀ PHẢI THẢ THUYỀN MỚI CÂU ĐƯỢC.LÁ VANG TRƯỚC GIÓ KHẼ ĐƯA THÌ SAO MÀ VÈO ĐƯỢC ,BÃO CHẮC.CÂU3-4=5-6 ĐỐI KHÔNG CHUẨN (THẤT ĐỐI) LÁ-SÓNG,LƠ-QUANH =TRẮC -TRẮC ,BẰNG -BẰNG .THƠ LÀM THEO THỂ DƯỜNG LUẬT MÀ CỨ LÀM CẨU THẢ NHƯ CỤ MÀ CỨ KHEN ,BỐC HOÀI TỨC KO CHỊU NỔI.CÁC VỊ XEM LẠI TÔI NÓI CÓ GÌ SAI .KO BIẾT AI ĐƯA VÀO TUYÊN TẬP 100 BÀI THƠ HAY CỦA THẾ KỶ ,THẬT LÀ NỂ CỤ TAM NGUYÊN LẮM LẮM! Tại sao mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm, thời tiết dễ chịu, hiền hòa mà lại lạnh lẽo, mùa đông mới là lạnh chứ. Cái ao ở đây chỉ vật thể chứa nước, mà trong tiếng Nôm nước (Thủy) còn có nghĩa là đất nước, tổ quốc. Ví cảnh đất nước lâm nguy, Pháp xâm lược, khung cảnh có đẹp đến mấy thì lòng người cũng lạnh lẽo. Thuyền câu tại sao lại bé tẹo teo? Thuyền ở đây ví như Quân Vương, "Quân chủ như thuyền, dân chúng như nước – đạo lý trị quốc và xử thế này được Hoàng đế Đường Thái Tông nhắc tới từ hơn trăm năm trước." Cụ ví Vua bé tẹo, không xứng tầm, tài chủ hạn hẹp, không đủ tẩm đưa quốc gia đi lên hưng thịnh. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Thể hiện thời cục bị cuốn đi, không ai lo. Quốc gia như là vàng trước gió có thể sụp đổ bất kỳ nào. Mà quân tử như khách trước ngõ vắng teo. Thời xưa Tre được ví như người quân tử. Mà ngõ trúc trước ngõ lại vắng, vắng ở đây là vắng hiền tài trợ giúp quốc gia. Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Tựa gối, ôm cần - cụ đã từ quan về quê tựa gối, sao còn phải ôm cần, cần ( hiểu như từ cần vương) vẫn lo cho vận mệnh quốc gia. Cụ về dạy học, mong rằng đào tạo lứa tài năng mới phục vụ quốc gia. Lúc đó có rất nhiều nghĩa quân nổi dậy, mời cụ về nhưng cụ từ chối, vì cụ chủ trương đào tạo, 10 nhân tài nhân lực lên gấp nhiều lần hơn 1 sức cụ đã có tuổi không thể giúp được gì nhiều cho quốc gia. Nguyên đoạn đầu đều miêu tả mọi thứ ảm đạm, vắng hoe. Nhưng cá ở đâu lại đớp động, cá ở đây ở sĩ phu yêu nước đang có dấu hiệu vùng lên. Con của cụ cũng tham gia nghĩa quân trống Pháp. Nếu bác đặt bài thơ vào hoàn cảnh bất giờ, mới thấy cụ đúng là tư tưởng yêu nước, cấp tiến thời đại. Không có lý gì mà họ gọi cụ là Tam Nguyên. Đừng chỉ hiểu mặt chữ, câu tư hiểu hạn hẹp ý thơ với hàm ý của cụ. | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN | |
| |
| | | | BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |