Luật đối trong thơ Đường luật.
Làm thơ theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhất thiết phải dùng luật đối:
+ Câu 3 đối với câu 4;
+ Câu 5 đối với câu 6;
Đối thì có người đối chỉnh, có người đối không chỉnh. Tất nhiên đối chỉnh mới hay thực là hay
Đối chỉnh là câu chữ ở hai vế đối song song bằng nhau, danh từ đối với danh từ, tính từ đối với tính từ, động từ đối với động từ, …thanh bằng đối với thanh trắc, thanh trắc đối với thanh bằng – tuy nhiên “nhất - tam - ngũ bất luận”, tức là các chữ thứ nhất, thứ hai, thứ năm không tính luật bằng trắc nữa.
Ví dụ các câu đối nhau như sau:
3- Lom khom dưới núi tiều vài chú
4- Lác đác bên sông chợ mấy nhà
5- Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
6- Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Qua đèo ngang – BHTQ)
Ví dụ 2
3- Trai đu gối hạc khom khom cật,
4- Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
5- Bốn mảnh quần hồng bay phất phới.
6- Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
(Đánh đu – Hồ Xuân Hương)
Ví dụ 3:
3- Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
4- Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
5- Một duyên hai nợ âu đành phận,
6- Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Thương vợ - Trần Tế Xương).
Ví dụ 4
3- Sóng nước theo làn hơi gợn tí
4- Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
5- Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt
6- Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
(Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
Và có thể liên tục kể đến trăm ngàn ví dụ khác nữa.
Làm thơ Đường luật trước tiên phải biết đến điều ấy, thực mới thấy thơ Đường luật khó đến vô cùng.
Mấy lời trao đổi cùng các bạn.
Thân mến.
_________________
Trăm năm trong cõi người ta,
Mua vui cũng được một vài trống canh.