HỒN THƠ VIỆT
Đăng nhập để khỏi phải bị quảng cáo quấy rầy!
HỒN THƠ VIỆT
Đăng nhập để khỏi phải bị quảng cáo quấy rầy!
HỒN THƠ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HỒN THƠ VIỆT

DIỄN ĐÀN NHỮNG NGƯỜI YÊU THƠ VIỆT NAM, YÊU TÂM HỒN THƠ ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC VIỆT
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» HƠN 3.000 BÀI THƠ TÌNH PHẠM BÁ CHIỂU
thotranbichhat Icon_minitimeYesterday at 4:42 pm by phambachieu

» THƠ HÀ MINH GIANG
thotranbichhat Icon_minitimeYesterday at 3:38 pm by haminhgiang

» Thơ Nguyên Hữu
thotranbichhat Icon_minitimeThu Apr 25, 2024 6:57 pm by Nguyên Hữu

» Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
thotranbichhat Icon_minitimeWed Apr 24, 2024 4:10 pm by Nguyễn Thành Sáng

» THƠ VUI PHẠM BÁ CHIỂU
thotranbichhat Icon_minitimeFri Apr 12, 2024 3:54 pm by phambachieu

» THƠ THANH HUONG
thotranbichhat Icon_minitimeFri Mar 22, 2024 12:23 am by thanhhuong

» thotranbichhat
thotranbichhat Icon_minitimeTue Mar 12, 2024 4:08 pm by tranbichhat

» BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN
thotranbichhat Icon_minitimeWed Mar 06, 2024 10:16 am by duynd779

» Buy Cigarettes Online in Australia with Smokoo.com.au
thotranbichhat Icon_minitimeTue Feb 13, 2024 12:20 am by jeuxlplus

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Top posters
Nguyễn Thành Sáng
thotranbichhat Poll_leftthotranbichhat Poll_centerthotranbichhat Poll_right 
buixuanphuong09
thotranbichhat Poll_leftthotranbichhat Poll_centerthotranbichhat Poll_right 
haminhgiang
thotranbichhat Poll_leftthotranbichhat Poll_centerthotranbichhat Poll_right 
Nguyên Hữu
thotranbichhat Poll_leftthotranbichhat Poll_centerthotranbichhat Poll_right 
Lê Hải Châu
thotranbichhat Poll_leftthotranbichhat Poll_centerthotranbichhat Poll_right 
phambachieu
thotranbichhat Poll_leftthotranbichhat Poll_centerthotranbichhat Poll_right 
thanhhuong
thotranbichhat Poll_leftthotranbichhat Poll_centerthotranbichhat Poll_right 
thanhtracnguyenvan
thotranbichhat Poll_leftthotranbichhat Poll_centerthotranbichhat Poll_right 
thamthyphuong
thotranbichhat Poll_leftthotranbichhat Poll_centerthotranbichhat Poll_right 
lehong
thotranbichhat Poll_leftthotranbichhat Poll_centerthotranbichhat Poll_right 
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 190 người, vào ngày Tue May 10, 2016 8:24 pm
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of HỒN THƠ VIỆT NAM on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of HỒN THƠ VIỆT on your social bookmarking website
Most Viewed Topics
BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN
Tập Thơ Chọn Lọc - Nhất Lang (Nguyễn Thành Sáng)
MÙA THU CÂU CÁ
THƠ ĐÙA Ả BÁN CHIẾU: GIAI THOẠI NGUYỄN TRÃI - NGUYỄN THỊ LỘ
ĐIỂN TÍCH - HOA ĐÀO NĂM NGOÁI CÒN CƯỜI GIÓ ĐÔNG
Thơ Nguyên Hữu
THƠ HÀ MINH GIANG
TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
Cứ mỗi độ thu sang - nhớ lại bài thơ chủ điểm mùa thu sách tập đọc lớp 1
HOA GIEO TỨ TUYỆT
Statistics
Diễn Đàn hiện có 610 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: laolaoconuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 22242 in 6005 subjects
trang thơ hay
http://lucbat.com/
Diễn Đàn

 

 thotranbichhat

Go down 
4 posters
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeThu Mar 08, 2012 11:02 am

Tim ta ơi đừng nên u uất

Số phận mình gắng chịu cho quen

Những cái gì mùa Đông cướp mất

Mùa Xuân về trả lại cho em
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeThu Mar 08, 2012 3:47 pm

Ta muốn nuốt ly sầu nước mắt

Ta cười lên tiếng khóc bi ai

Ta muốn đào tan nát đất, trời

Mình ta sống chẳng cần ai nữa
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeMon Mar 12, 2012 9:19 am

NHỚ LẠI TÌNH ĐÀU

Tình đầu là mọi ý thơ

Tình đầu đẹp tựa giấc mơ cuộc đời

Tình đầu chỉ một mà thôi

Gặp nhau nào dám nói lời gì đâu

Khi mà chập chững buổi đầu

Xa thì thương nhớ, gặp: lâu- trộm nhìn

Trách ai chẳng biết giữ gìn

Để tình tan vỡ trái tim nghẹn ngào

Vết thương lòng ứa máu đào

Xót xa cái buổi mới vào ngưỡng yêu

Tình đầu đẹp biết bao nhiêu

Qua rồi mới thấy cái điều xa xưa

Cái thời bất kể nắng mưa

Hẹn nhau chưa gặp là chưa chịu về

Mảnh trăng đã trót lời thề

Cớ sao còn để nặng nề cho nhau

Để thương rồi lại để sầu

Nỡ quên câu hát: qua cầu gió bay
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeMon Mar 12, 2012 9:20 am

NHỮNG ĐÊM BUỒN KHÔNG NGỦ



Đêm huyền diệu! muôn ngàn sao lấp lánh

Nhưng hồn ta vào giấc ngủ cô đơn

Sầu dâng lên tựa phím nhạc không hồn

Buồn thao thức! ôi cung đàn lỡ nhịp

Tháng năm qua ghi bước đường oan nghiệt

Như con thuyền gặp dông tố ngoài khơi

Ôi! Bóng trăng soi khắp ngả đường đời

Tương lai đến cho hồn tôi ngon giấc

Để ta không còn những đêm thao thức

Vạn u sầu không còn nữa nơi ta

Người còn nhớ ta hay đã quên rồi

Yêu thương nhớ xin cho người hãy biết

Ta từ đây như cung đàn gẫy nhịp

Ôi bước đi muôn nẻo quãng đường đời

Cầm trăm hoa chỉ một dạ yêu thôi

Yêu cả bóng lẫn hình người phản bội
Về Đầu Trang Go down
Phansiphu




Tổng số bài gửi : 204
Join date : 17/06/2011
Age : 25

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeSun Mar 18, 2012 7:54 am

Cám ơn tranbichhat,
Tôi đã đọc và bị hút hồn bởi những bài thơ bạn viết. Tôi thích thơ bạn lắm lắm và cảm phục bạn rất nhiều.
Mong sao diễn đàn có thêm nhiều bài thơ hay, thêm nhiều thành viên nữa như bạn.
Gần đây có những bạn như macthien123, phongkjla viết những bài thơ dễ thương vô cùng. Được biết các bạn đều trẻ mà "anh hoa phát tiết".
Tôi thực sự rất yêu mến các bạn.

_________________
Trăm năm trong cõi người ta,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeMon Mar 19, 2012 9:47 am

CHO VÀ NHẬN

Tranbichhat

Trao người trọn cả trái tim yêu

Để nói với ai chỉ một điều

Đã trót thương rồi nên cũng hiểu

Cho nhiều nhận lại chẳng bao nhiêu
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeTue Mar 20, 2012 4:59 pm

RÉT NÀNG BÂN



Chung quy chỉ tại Nàng Bân

Vụng về được mỗi chuyên cần mà thôi

Đã sang Xuân nửa mùa rồi

Sao trời trở gió khắp nơi thế này

Trời thương con kiểu gì đây

Mà lại rét mướt mấy ngày tháng ba

Khổ trẻ em, khổ người già

Trời chiều con thế hóa ra đày người

Mưa rơi lất phất khắp trời

Gió đông bắc lạnh từng hồi căm căm

Từ chuyện cổ tích xa xăm

Nàng Bân đan áo một năm chưa rồi

Đông qua xuân đến vẫn ngồi

Mải mê đan lát tới hồi hè sang

Lại qua mùa nữa thu vàng

Thế mà cái áo cho chàng chưa xong

Nàng Bân dốc sức dốc công

Cố xong chiếc áo mùa đông cho chồng

Bây giờ áo đẹp đã xong

Giật mình lại một mùa đông qua rồi

Nàng Bân nước mắt tuôn rơi

Giận mình không khéo, nghẹn lời xót xa

Thấy con nức nở thế là

Trời làm trở rét tháng ba mấy ngày
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeWed Mar 21, 2012 8:54 am

MỘNG TƯỞNG



Nhỡ nhàng là bởi cả đôi ta

Hẹn…chẳng giống ai rõ khéo là

Đứa đến tận nhà chờ chi thế

Người ra đón đợi kẻ qua phà

Sau này nếu có gì ngăn cách

Nào phải đâu là tại mẹ cha

Duyên đã muộn rồi thôi đành vậy

Đầu non nắng xế bóng đang tà

Lời nói như là gió thoảng qua

Hương tàn, nhụy rữa bướm chê hoa

Lời nào là thật lời nào giả

Mà cả hai ta cứ ngỡ là…
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeSat Mar 24, 2012 3:38 pm

NGÂY THƠ

Thuở ấy nào tôi có biết đâu
Như trang giấy trắng chẳng hoen mầu
Ngây thơ tôi nghĩ đời vui lắm
Bởi được trời cho khỏi muộn sầu
Khi đã lớn lên qua thực tế
Bấy giờ mới thấy cảnh thương đau
Hóa ra đời chẳng như mong muốn
Mà lại trần ai lắm bể dâu
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeTue Mar 27, 2012 10:48 am

TẢN MẠN



Chủ nhật đám cưới người ta

Kể ra cũng có họ xa mấy đời

Nhưng mà đang yếu trong người

Lại thêm đám cưới quá trời cách xa

Cho nên đành ở lại nhà

Nhờ người gửi tặng chút quà làm vui

Đám cưới thì cũng xong rồi

Chỉ thương cháu đến xứ người làm dâu

Một cuộc sống mới bắt đầu

Đoạn đời ai có qua cầu mới hay

Lúc yêu thì thật đắm say

Nhưng khi chung sống hàng ngày, khác xa

Trong lòng gợn lại câu ca

“Ta về ta tắm ao nhà vẫn hơn”

Vợ chồng tình nghĩa keo sơn

Chung vui chung cả những cơn hiểm nghèo

Tam sông, tứ núi cũng trèo

Phải băng trăm suối, nghìn đèo cũng qua
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeTue Mar 27, 2012 10:49 am

CÔNG ƠN CHA MẸ



Mỗi tháng đều muốn về nhà

Thứ nhất: thăm mẹ, sau là thăm quê

Mà chưa giữ được lời thề

Năm mười hai lượt được về quê xa

Khi mẹ càng ngày càng già

Dáng gầy, hình héo

Thế mà chưa hết sớm trưa

Vẫn còn vất vả nắng mưa dãi dầu

Con nghe điệu ví qua cầu

Càng thêm nhớ mẹ lúc ầu ơ ru

Bốn mùa : Đông, hạ, xuân, thu

Nuôi con khôn lớn công phu nhường nào

Mà mẹ thì chỉ khát khao

Chúng con hạnh phúc lòng nào vui hơn

‘‘Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ kính mẹ, cha

Giữ tròn chữ hiếu mới là đạo con’’

Đó là lời của nước non

Ghi tâm khắc cốt chúng con suốt đời.
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeWed Mar 28, 2012 9:12 am

MẸ



‘’Mẹ già như chuối chí cây ‘’

Ai mà chẳng sợ cái ngày mẹ xa

Mỗi năm mẹ lại thêm già

Vết thời gian lại hiện ra càng nhiều

Những ngày xa cách mẹ yêu

Trông về quê những chín chiều ruột đau

Một đời mưa nắng dãi dầu

Mong manh chiếc nón che đầu mà thôi

Mẹ nuôi chúng con nên người

Nhường cơm, nhịn khát mẹ cười làm vui

Cả đời cay đắng ngọt bùi

Cảnh nghèo nên thật lắm mùi đắng cay

Quanh năm chẳng lúc ngơi tay

Có chăng tết mới vài ngày thảnh thơi

Vậy mà mẹ chẳng một lời

Trách con tạo, trách ông trời bất công

Tình mẹ biển cả mênh mông

Không gì sánh được tấm lòng mẹ tôi
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeWed Mar 28, 2012 9:12 am

TỰ LÒNG



Mình chả khác chi bị bỏ rơi

Bao người thân sao kiệm lời thăm hỏi

Chịu vậy thôi biết sao mà nói

Bạn cùng thơ cho khỏi tủi thân

Cuộc đời ta sướng khổ bao lần

Người thiên hạ cũng gần thế cả

Nếu mà ta có thành tượng đá

Thì trái tim cũng chẳng hóa vô tri

Tâm hồn ta cũng chả khác gì

Mãi không thể chai lì, vô cảm

Ta không muốn cõi đời này hắc ám

Những ưu phiền xin chớ bám đeo ta

Ta mong sao cả thế giới chan hòa

Ta chỉ muốn mọi nhà hạnh phúc

Người với nhau bằng tấm lòng thành thực

Phải đề cao chữ đức lên trên

Mong mọi người hãy nhớ đừng quên

Tài, không đức chỉ là tên vô dụng
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeWed Mar 28, 2012 3:26 pm

THƯƠNG NGƯỜI CHIẾN SĨ ĐẢO XA



Mong lắm cánh thư từ muôn trùng sóng vỗ

Của những người chiến sĩ giữa đảo khơi

Đang ngày đêm canh giữ biển, giữ trời

Giữ tài nguyên cùng bình yên cho Tổ Quốc

Chỉ biết hiến dâng không so đo mất, được

Vẫn yêu đời giữa sóng nước mênh mông

Không chỉ ngăn thù còn vật lộn với bão dông

Bao hiểm nguy vẫn không nản lòng, chùn bước

Cả trái tim anh là tình yêu đất nước

Nên vững vàng đứng trước mọi phong ba

Kể cả những khi nhận được cánh thư nhà

Báo mẹ, cha đang gồng mình trong cơn bão…giá

Ở bên anh nơi bao la biển cả

Chỉ có đồng đội và những rặng đá san hô

Vây quanh anh là những ngọn sóng nhấp nhô

Vẫn nô đùa hồn nhiên, nào biết

Anh cũng là người nên cũng có nỗi niềm da diết

Nhớ người thương và nhớ tới căn nhà

Đã bao năm, bao tháng phải đi xa

Nếu bình thường thì chắc khó vượt qua

Nhưng ở anh hơn người là tấm lòng cao cả

Vì non sông anh hiến cả tuổi thanh xuân

Đảo xa xôi nhưng đảo cũng rất gần

Bất cứ nơi nào Tổ Quốc cần, anh có mặt

Bởi trong anh luôn nêu cao phẩm chất

Bằng năm chữ thân thương: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ.
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeThu Mar 29, 2012 8:11 am

TÂM SỰ



Trái tim ta là trái tim nhạy cảm

Dễ vui buồn với mọi nỗi buồn vui

Chỉ chút thôi man mác đã ngậm ngùi

Dễ chạnh lòng trước cái cười đen bạc

Dến giờ ta chưa một lần làm ác

Vẫn bị người chà đạp cánh hoa rơi

Khi khổ đau cũng chỉ biết ngậm cười

Cười xã hội, cười lòng người gian trá

Chưa được hưởng ân huệ lần nào cả

Mà hứng chịu toàn cảnh trái ngang

Chưa từng nếm hạnh phúc kiểu thiên đàng

Mà toàn gặp chốn trần gian khổ ải

Buồn cho đời, cho nhân tình thế thái

Cho con đường cùng đầy rẫy chông gai

Nhưng ta vẫn còn tin tưởng ở tương lai

Nuôi hy vọng một ngày mai tươi sáng
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeFri Mar 30, 2012 8:22 am

NHỚ MẸ HIỀN



Mẹ như biển rộng sông dài

Thương con chẳng quản miệt mài sớm hôm

Nén lòng những nỗi vui buồn

Cố công nuôi dạy chúng con nên người

Bố con đã sớm về trời

Mình mẹ gánh nặng cuộc đời gian lao

Sớm khuya vất vả biết bao

Mà con không thấy khi nào mẹ than

Nhà mình trong cảnh cơ hàn

Cánh cửa muốn mục, cái bàn muốn long

Đắng cay mẹ giữ trong lòng

Cố gắng thoát khỏi cái vòng lao đao

Cả đời mẹ cỉ ước ao

Cháu, con của mẹ đứa nào cũng nên

Không phải để được đáp đền

Chỉ mong con, cháu đừng quên cội nguồn

Mình con hay dỗi, hay hờn

Khiến cho lòng mẹ thêm buồn bao nhiêu

Con xin mẹ, mẹ kính yêu

Từ nay con mãi nhớ điều mẹ răn

Dù bây giờ có muộn mằn

Nhưng con như thế là ăn năn rồi

Nhiều khi con muốn cầu trời

Cho con trở lại cái thời xa xôi

Luôn được bên mẹ, mẹ ơi

Trong tình mẹ tựa biển trời bao la

Con ở xa rất nhớ nhà

“Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”

Nhớ mẹ là cả quê hương

Là ánh sáng mọi nẻo đường con đi

Con xa không biết nói gì

Lại nhờ cây bút để ghi mấy dòng

Thơ con là tiếng của lòng

Phổ vào trong ấy nhớ mong tháng ngày

Ước gì trong buổi chiều nay

Con đang bên mẹ như ngày còn thơ

Được nghe giọng ví ầu ơ

Mẹ ru con ngủ giấc mơ nhẹ nhàng
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeMon Apr 02, 2012 8:13 am

QUÊ CHA ĐẤT MẸ



Quê hương lùi lại mờ xa

Con đường nhỏ lại căn nhà mờ đi

Mẹ không mắc bệnh hiểm nguy

Song chưa thật khỏe, con đi chẳng đành

Thế mà con vội bước nhanh

Kẻo dòng nước mắt hóa thành mưa sa

Con đi con rất nhớ nhà

Nhất là nhớ mẹ, tuổi già xế non

Cả đời chăm lo cháu con

Bao mùa trăng khuyết, trăng tròn đã qua

Tới nay khi tuổi đã già

Vẫn còn nhiều nỗi xót xa trong lòng

Con mẹ vẫn còn long đong

Chưa sung túc, mẹ thấy lòng chưa yên

Chúng con kính mong mẹ hiền

Quên đi muôn nỗi muộn phiền bấy nay

Tuy còn cơ cực đắng cay

Chúng con vẫn muốn ngày ngày ở quê

Nơi xa lòng mãi hướng về

Căn nhà cổ kính bốn bề rêu xanh

Họ hàng nội ngoại xung quanh

Có mẹ, có chị, có anh, em mình

‘’Làng ta phong cảnh hữu tình

Dân cư đông đú như hình con long’’

Quê mình ‘’gạo trắng nước trong

Ai mà đã đến lòng không muốn rời’’

Con đi cùng đất, cuối trời

Vẫn chỉ thấy thật tuyệt vời: quê ta

‘‘Con đi con nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ mẹ giãi nắng dầm sương

Những khi tát nước bên đường hôm mai’’
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeTue Apr 03, 2012 8:16 am

CẠN CHÉN

Lâu lâu say sỉn một lần chơi

Nào phải ưu tư, chẳng chán đời

Bạn bè tụ họp đôi ba đứa

Cùng nhau ta dốc cạn ly bôi

Chả hận thù chi, chả chán đời

Thả hồn bay bổng khắp muôn nơi

Nhờ men trút cạn niềm tâm sự

Một năm mấy dịp thế này thôi
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeThu Apr 05, 2012 9:19 am

Chào bác Ha Minh Giang!

Chúc bác một ngày mới tốt lành và muốn tâm sự với bác đôi điều chẳng biết bác có phiền lòng không. Em cũng thích văn thơ, thích đi du lịch mọi miền, mọi nước nhưng điều kiện chưa cho phép thì tạm thời bầu bạn với thơ ca. Em cũng thích nhiều thể thơ, nhất là thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn và đặc biệt là thơ đường luật để thử sức mình chơi. Em cũng có biết sơ sơ niêm, luật …của thơ đường và thấy trong diễn đàn các bác cũng có nói qua, vậy bác có thể chỉ giúp em tỉ mỉ hơn tí chút được không. Em cảm ơn bác nhiều. Nếu có điều tế nhị nào muốn nói riêng thì em muốn bác nhắn tin hay gọi điện qua số điện thoại 01269925110 hoặc nếu không có gì phiền hà bác có thể cho số điện thoại của bác, em sẽ gọi lại. Em thành thật cảm ơn bác trước. Nhân đây em cũng thử một bài thơ đường luật, em muốn đủ thất ngôn bát cú nhưng làm bốn câu còn mời các bác hoàn thiện tiếp cho vui để chúng ta có dịp trao đổi với nhau nhé



NHẮN NGƯỜI XƯA



Hai tháng xa nhau có nhớ không

Đôi ta cách trở hết chờ trông

Tình yêu nếu chẳng người vun đắp

Đôi ngả chia ly lạnh cõi lòng
Về Đầu Trang Go down
haminhgiang

haminhgiang


Tổng số bài gửi : 3153
Join date : 18/06/2011
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeThu Apr 05, 2012 12:56 pm

Chào bạn Tranbichhat


Thơ có nhiều thể loại như bạn đã kể như: Lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn, song thất lục bát, đường luật, thơ tự do…trong đó thơ đường là một trong những dạng thơ đòi hỏi luật rất khắt khe. Trước khi đi bộ đội trong đoàn quân Nam Tiến (bố tôi xung phong vào đoàn quân Nam Tiến ngày 01/10/1945 và là một trong những người đầu tiên trong đoàn quân ấy của cả nước ) thì bố tôi là ông đồ nho và cũng giỏi tiếng Páp vì đã học xong “đít lôm”- như trung học cơ sở bây giờ- của trường Tây nên bố tôi cũng hay thơ ca và giỏi cả thể cổ phong lẫn đường luật. Sau này bố tôi có dạy qua cho tôi nhưng tôi không thể sánh với bố được. Nhìn chung thơ đường đòi hỏi luật rất khắt khe vì thế sau này người ta có sửa đổi để dễ làm đôi chút. Tôi xin gửi tới bạn một vài thông tin sau để bạn tham khảo nhé. Trân trọng mến chào.


Đường luật


Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường (Tang), Trung Quốc. Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy

Vì giáo dục, thi cử... đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường.

Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt [1].

Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, số người trong nước làm luật thi đã bị giảm đi đáng kể.

Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều nghiêm khắc sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.

Mục lục


[ẩn]


[sửa] Luật


Điều căn bản của luật thơ Đường là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý. Nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3, ... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3, ... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước Nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).

[sửa] Đối âm (Luật bằng trắc)


Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằngthanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.


Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.

Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệtThất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1. Luật vần bằng


  • Thất ngôn tứ tuyệt

Ví dụ: Mời trầu1 của Hồ Xuân Hương

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như , bạc như vôi


  • Thất ngôn bát cú

Thương vợ1 của Trần Tế Xương

Quanh năm buôn bánmom sông


Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

chồng hờ hững cũng như không

Luật vần trắc


  • Thất ngôn tứ tuyệt

Ví dụ: Phong Kiều dạ bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền


  • Thất ngôn bát cú

Ví dụ: Nhớ bạn phương trời1 của Trần Tế Xương

Ta nhớ người xa cách núi sông

Người xa, xa lắm nhớ ta không

Sao đương vui vẻ ra buồn bã

Vừa mới quen nhau đã lạ lùng

Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng

Khi riêng, riêng cả đến tình chung

Tương lọ phảitrai gái,

Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng

[sửa] Đối ý


Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ; danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh; trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà,2

"Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ. Nhị tứ lục phân minh (Câu 2,4,6 phải đối ý)

[sửa] Niêm


Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".

Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

· câu 1 niêm với câu 8

· câu 2 niêm với câu 3

· câu 4 niêm với câu 5

· câu 6 niêm với câu 7

Chẳng hạn với luật vần bằng:

1. - B - T - B B

2. - T - B - T B

3. - T - B - T T

4. - B - T - B B

5. - B - T - B T

6. - T - B - T B

7. - T - B - T T

8. - B - T - B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

[sửa] Vần


Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vận".

Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.

[sửa] Bố cục


Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. "Đề" gồm 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, bình luận 2 câu thực. "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu "thúc" (hay "chuyển") và câu cuối là "hợp".

Thơ thất Ngôn Bát Cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa... Và trong tất cả các kỳ thi xưa đều bắt thí sinh phải làm.

Tại quê hương của Đường thi cũng là nơi mà phong trào tập cổ, sáng tác thơ Đường luật rầm rộ nhất, lý luận thi pháp thơ Đường luật Trung Quốc không có khái niệm Đề, Thực, Luận, Kết mà thay bằng khái niệm đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên, nói ngắn gọn bằng tổ hợp bốn từ Khởi (khai), Thừa, Chuyển, Hợp. Tuy nhiên cách phân chia này cũng không khác gì cách phân Đề, Thực, Luận, Kết về mặt ý nghĩa.

Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2-4-2 cho bài thơ thất ngôn bát cú. Theo đó quan niệm này đứng ở góc độ không gian-thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, còn bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật.

Cũng cần nhắc đến quan điểm “Cảnh-Tình” của Kim Thánh Thán khi chia bài thất ngôn bát cú thành hai phần đều nhau, theo đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về tình.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố tìm quy luật chung về bố cục để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu đã có từ thời Minh mạt Thanh sơ ở Trung Hoa, quan điểm bám sát và tuân thủ cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài. Một ví dụ là bài thơ hết sức nổi tiếng Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được phân tách theo bố cục 1/7, hoặc bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể bố cục 7/1 hoặc 1/6/1.

[sửa] Một số dạng thơ


[sửa] Thất ngôn bát cú


Đó là thơ Đường chuẩn luật, gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Hai câu đầu là 2 câu đề (đặt vấn đề mà bài thơ đó nói tới). Hai câu tiếp theo là hai câu thực (tả hoặc nói thực về vấn đề đó). Hai câu sau đó là 2 câu luận (bàn luận về vấn đề đó). Cuối cùng là 2 câu kết (kết luận vấn đề)

Nếu tách ra từng cặp một thì chúng có thể thành những cặp câu đối riêng biệt.

Ngoài dạng thơ Đường chuẩn luật là "thất ngôn bát cú" còn có các biến thể sau:

[sửa] Thất ngôn tứ tuyệt


Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này nó sẽ thành một bài thơ "bốn câu ba vần" mà Nguyễn Du đã nhắc trong truyện Kiều.

Ví dụ: bài thơ sau của Quách Tấn

Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm

Trông chừng bến cũ biệt mù tăm

Cảm thương chiếc lá bay theo gió

Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm

[sửa] Ngũ ngôn tứ tuyệt


Thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

Ví dụ: từ bài trên mà thành

Thuyền đưa khách thuận dằm

Bến cũ biệt mù tăm

Chiếc lá bay theo gió

Tình xưa ghé đến thăm

[sửa] Ngũ ngôn bát cú


Cũng là từ bài thất ngôn bát cú bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu mà thành, luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ còn lại vẫn giữ nguyên.

[sửa] Yết hậu


Yết Hậu3 (yết: nghỉ; hậu: sau) là lối thơ có ba câu trên đủ chữ, còn câu cuối cùng chỉ có một chữ.

Ví dụ: bài Lươn

Cứ nghĩ rằng mình ngắn,

Ai ngờ cũng dài đườn.

Thế mà còn chê trạch:

Lươn!




Về Đầu Trang Go down
haminhgiang

haminhgiang


Tổng số bài gửi : 3153
Join date : 18/06/2011
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeThu Apr 05, 2012 12:57 pm

Chào Tran bichhat

Tác giả Vĩnh Hồ còn sưu tầm:

Thơ Ðường Luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, xuất xứ từ đời Ðường (618-907) bên Tàu, có luật lệ nhất định, thường gọi là Thơ Luật để phân biệt với Thơ Cổ Phong xuất hiện trước đời Ðường không có luật lệ nhất định.



Thơ Luật có 4 thể: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú. Thất Ngôn Bát Cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng lại được các Cụ ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, trào phúng, xướng họa, thù tạc, chúc mừng quan hôn, khai bút đầu Xuân... Lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên làm bằng chữ Nôm, nên Ðường luật còn gọi là Hàn Luật. Từ đó thể Thất Ngôn Bát Cú trở thành độc tôn trên thi đàn, ngay trong các kỳ thi cũng bắt thí sinh làm một bài. Sau đây xin trình bày khái quát về bố cục và luật lệ căn bản của thể thơ này:



I. BỐ CỤC: Một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có 4 phần:



1- Mạo: là mào đầu (vào bài) còn gọi là Ðề, gồm:

- Phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề.

- Thừa đề (câu 2) nghĩa là chuyển xuống.

2- Thực hay Trạng: gồm câu 3 + 4: giải thích, khai triển tựa đề.

3- Luận: gồm câu 5+6: bàn luận ý nghĩa của bài.

4- Kết: gồm câu 7+8: tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ tình cảm, thái độ.



II. LUẬT LỆ CĂN BẢN:



1- Vần: là bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt là âm tiết trừ đi phụ âm đầu nếu có.

Ví dụ: "tà, hoa, nhà, gia, ta" trong bài Qua Ðèo Ngang có cùng một vần "a".

Vần có vần bằng, vần trắc, độc vận, ép vận. Trong thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng nhau, phải hiệp vận cho đúng nếu gieo sai gọi là lạc vận, gieo vần không sát gọi là gượng ép.



Ghi chú:

Vần có cước vận (vần ở cuối câu), và yêu vận (vần ở lưng câu).

Vần điệu: Ðiệu là đều đặn, là số chữ đều đặn trong mỗi câu thơ, như điệu thất ngôn mỗi câu 7 chữ, điệu lục bát gồm 1 câu 6, 1 câu 8. Riêng điệu ca trù mỗi câu bao nhiêu chữ cũng được, trừ câu chót bắt buộc 6 chữ.

Nhịp điệu: Nhịp là cách ngắt đoạn đều đặn trong câu thơ. Nhịp điệu là cái dáng đi khi mau khi chậm trong thơ.

Tiết tấu: tiết là đốt, là đoạn ngắn, tấu là đánh nhạc, là đọc cao lên.

Thi nhạc (gồm vần, điệu, nhịp, tiết tấu): Nhà thơ dùng âm thanh (tượng thanh), dùng sự thay đổi của của âm, độ cao thấp của thanh, sự đều đặn của vần điệu nhịp điệu, sự nhịp nhàng của tiết tấu... làm cho bài thơ đọc lên như một bản nhạc gọi là thi nhạc.



2. Ðối: là phép đặt 2 câu thơ đối nhau gồm có:

Ðối chữ: bằng đối trắc, trắc đối bằng, danh từ đối danh từ, động từ đối động từỳ...

Ðối ý: ví dụ cảnh dưới núi đối cảnh bên sông, cảnh động đối cảnh tĩnh như trong 2 câu thực của bài Qua Ðèo Ngang.

Trong thể thơ này, 2 câu thực phải đối nhau, 2 câu luận phải đối nhau.



Sau đây xin mời quý vị thưởng thức những cặp đối thần sầu của các thi sĩ tiền bối:



* Thi hào Nguyễn Trãi:

- Hương cách gác vân thu lạnh lạnh

Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh

- Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng

Chè tiên nước kín nguyệt đeo về

- Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn

Lòng người quanh nữa nước non quanh



* Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:

- Năm thì mười họa chăng hay chớ

Một tháng đôi lần có cũng không

- Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công

(Làm Lẽ)

("Cố đấm ăn xôi" và "Làm mướn không công" là 2 câu tục ngữ)

- Duyên thiên chưa thấy nhô đầu trọc

Phận liễu sao đà nảy nét ngang

(Không Chồng Mà Chửa)

(Trong Hán tự, chữ THIÊN nếu kéo nét phẩy nhô lên thì thành ra chữ PHU là chồng. Chữ LIỄU nếu thêm nét ngang thì thành ra chữ TỬ là con)

- Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm

Một lạch đào nguyên suối chửa thông

(Thiếu Nữ)

- Chày kình tiểu để suông không đấm

Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo

(Chùa Quán Sứ)

("suông không đấm" và "đếm lại đeo" đều có nghĩa nói lái rất tục)

- Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe

Giọng hi, giọng hỉ, giọng hi ha

(Sư Hổ Mang)

- Gió giật sườn non kêu lắc cắc

Sóng dồn mặt nước vỗ long bong

(Kẽm Trống)



* Thi sĩ Nguyễn Khuyến:

- Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh ánh trăng loe

- Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió sẻ đưa vèo

- Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo



* Thi sĩ Trần Tế Xương:

- Học đã sôi cơm nhưng chửa chín

Thi không ngậm ớt thế mà cay

- Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Om sòm trên vách bức tranh gà

- Chí cha chí chát khua giày dép

Ðen thỉ đen thui cũng lụa là

- Van nợ lắm khi tràn nước mắt

Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi

- Sỉ khí rụt rè gà phải cáo

Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi

- Một tuồng rách rưới con như bố

Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng

- Ví cho thi đỗ làm quan lớn

Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu

- Tiễn chân cô mất hai đồng lẻ

Sờ bụng thầy không một chữ gì

("Gà phải cáo" và "Cố đấm ăn xôi" là 2 câu tucỳ ngữ)



3. Luật: tức thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng (B) thanh trắc (T) cho mỗi chữ trong một câu thơ theo lệ:

"Nhất tam ngũ bất luận": bất luận là không ràng buộc,

"Nhị tứ lục phân minh": phân minh là rõ ràng bắt buộc đồng thời phải tuân theo thanh: "nhị bằng tứ trắc lục bằng", hay ngược lại: "nhị trắc tứ bằng lục trắc"



- Sau đây là bài thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng:



Câu 1: BBTTTBB

Câu 2: TTBBTTB

Câu 3: TTBBBTT

Câu 4: BBTTTBB

Câu 5: BBTTBBT

Câu 6: TTBBTTB

Câu 7: TTBBBTT

Câu 8: BBTTTBB



- Sau đây là bài thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng:



Câu 1: TTBBTTB

Câu 2: BBTTTBB

Câu 3: BBTTBBT

Câu 4: TTBBTTB

Câu 5: TTBBBTT

Câu 6: BBTTTBB

Câu 7: BBTTBBT

Câu 8: TTBBTTB



Âm là tiếng động phát ra khi đọc một nguyên âm. Thanh là độ cao thấp của âm. Mỗi âm trong tiếng Việt có 6 bực độ quy định bởi 6 dấu: 2 thanh BẰNG gồm trầm (dấu huyền) và phù (không dấu), bốn thanh TRẮC gồm thượng (dấu sắc, dấu ngã), và khứ hay nhập (dấu hỏi, dấu nặng).

Trong một câu thơ, tất cả những chữ cùng một thanh nên thay đổi bực độ.

Trong bài thất ngôn, chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ, đáng là bằng mà đổi ra trắc gọi là khổ độc (nghĩa là khó đọc). Trong 1 câu thơ, chữ nào đáng đặt tiếng bằng mà lại đặt tiếng trắc, hay đáng đặt tiếng trắc mà lại đặt tiếng bằng thì gọi là thất luật.



4. Niêm: nghĩa là dán cho dính lại. Phép niêm trong thơ là quy tắc sắp xếp các câu thơ trong bài dính lại với nhau về âm điệu, hay nói một cách khác NIÊM là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ với nhau. Trong bài Ðường Luật, hai câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 niêm với nhau.



Hai chữ thứ hai cùng một thanh đượỳc sắp xếp như sau đây hay ngược lại:



Chữ thứ 2 câu 1: trắc

Chữ thứ 2 câu 2: bằng

Chữ thứ 2 câu 3: bằng

Chữ thứ 2 câu 4: trắc

Chữ thứ 2 câu 5: trắc

Chữ thứ 2 câu 6: bằng

Chữ thứ 2 câu 7: bằng

Chữ thứ 2 câu 8: trắc



Nếu không theo đúng như thế gọi là thất niêm.



III. VÍ DỤ: một bài thơ mẫu:



Qua Ðèo Ngang



Bước tới Ðèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, rợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một cảnh tình riêng ta với ta.



Bà Huyện Thanh Quan



Ðây là bài thơ Ðường luật thất ngôn bát cú luật trắc (chữ TỚI) vần bằng (chữ TÀ). Niêm luật vần đối đúng phép. Bố cục chia làm 4 phần rõ rệt:

Mạo: giới thiệu tổng quát cảnh Ðèo Ngang.

Thực: tả cảnh Ðèo Ngang.

Luận: nhớ nước thương nhà.

Kết: tình riêng tác giả.



Về vần: Năm chữ: tà, hoa, nhà gia, ta: vần với nhau rất chỉnh.

Về đối: Hai cặp thực và hai cặp luận đối nhau chan chát: chữ đối chữ, ý đối ý.

Về luật: Luật trắc (ở chữ TỚI). Cả 8 câu thơ đều đúng luật.

Về niêm: Rất chặt chẽ: chữ TỚI niêm với chữ CẢNH cùng là trắc, chữ CÂY niêm với chữ KHOM cùng là bằng, chữ ÐÁC niêm với chữ NƯỚC cùng là trắc, chữ NHÀ niêm với chữ CHÂN cùng là bằng.



IV. KẾT LUẬN:



Trên đây chỉ là những quy tắc căn bản, khi làm thơ có nhiều thi gia đôi lúc không răm rắp tuân theo trăm phần trăm mà bài thơ vẫn hay, vì tác giả đặt cái thần/ hồn của bài thơ cao hơn luật tắc. Ví dụ như bài "Thu Vịnh" của Nguyễn Khuyến gieo vần "ao" nhưng câu 2 lại gieo vần "iu":

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu



Và bài "Tổng Vịnh Truyện Kiều" của Chu Mạnh Trinh gieo vần "ương" nhưng câu 4, câu 8 lại gieo vần "ang" là "chàng" và "vàng":

Cuốn ngỏ rèm xuân trải mấy sương

Sắc tài chi lắm để làm gương

Công cha bao quản liều thân thiếp

Sự nước xui nên phụ với chàng

... Ðem bắt đồng cân đáng mấy vàng.

Chữ "chàng" tuy gieo không chính vận, nhưng khi đọc lên... nó phát ra một âm thanh nghe não nề, trầm buồn, vang dội trong tâm hồn ta.



Bài "Thu Ðiếu" của Nguyễn Khuyến về bố cục, tác giả say mê "tả cảnh" suốt cả 8 câu; còn về vần thì trong 5 chữ : "veo, teo, vèo, teo, bèo", đã có đến 2 chữ "teo" trùng nhau vốn là điều cấm kỵ trong 1 bài thơ luật, nhưng ở đây cụ Tam Nguyên Yên Ðỗ vẫn mạnh dạn sử dụng, vì Cụ thấy 2 từ ngữ ấy (tẻo teo, vắng teo) diễn đạt được tình cảm của Cụ. Ðiều này cho thấy Cụ là một nhà Nho phóng khoáng có bản lĩnh trong sáng tạo. Và bài Thu Ðiếu xưa nay vẫn được nhiều người công nhận là một trong những bài thơ tả cảnh mùa Thu hay nhất trong thơ ca Việt Nam.



Cũng chính vì luật tắc quá gò bó khó khăn của nó mà giới Nho sĩ Việt Nam đã bị kiềm hãm trong suốt một nghìn năm, chẳng để lại cho hậu thế được bao nhiêu bài thơ hay so với thể thơ mới. Thời tiền chiến xảy ra một trận bút chiến vang dội cả ba miền giữa thơ mới và thơ cũ, cuối cùng thơ cũ đại bại nhường thi đàn lại cho thơ mới thống trị đến ngày nay. Ngay nhà thơ Quách Tấn chuyên làm Thất ngôn bát cú với tác phẩm "Mùa Cổ Ðiển", về sau cũng từ giã nhảy qua thể Thất ngôn tứ tuyệt với thi tập "Ðọng Bóng Chiều".



Ngày nay, thể Thất Ngôn Bát Cú được nhiều người làm sống lại bằng những hình thức cách tân noi theo bước chân tiền phong của các nhà thơ tiền bối có bản lĩnh sáng tạo như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... mạnh dạn từ bỏ phong cách quý phái, đài các, cung đình: ưa xài điển tích, thích dùng Hán tự, vọng ngoại, vong bản, bắt chước, sáo mòn... để trở về với tình tự cội nguồn dân tộc Việt Nam đầy sinh động và sáng tạo của mình.

Thân ái chào bạn
Về Đầu Trang Go down
Hoangkim




Tổng số bài gửi : 51
Join date : 03/08/2011

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeThu Apr 05, 2012 1:51 pm

Thật lâu mới có một cuộc tranh luận về thơ như vậy. Bác Hà Minh Giang nói hay lắm nhưng tôi đọc qua nhiều bài thơ của bác thấy nó không giống như bác nói. Nó kỳ kỳ làm sao.
Về Đầu Trang Go down
haminhgiang

haminhgiang


Tổng số bài gửi : 3153
Join date : 18/06/2011
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeThu Apr 05, 2012 4:25 pm

Chào bác Hoàng Kim

Tại Hoàng Kim không thấy hoặc chưa hiểu hay chưa tìm hiểu kỹ thôi chứ thơ tôi làm thì chẳng thất niêm, thất luật hay lạc vận nhưng nhiều bài thất đối vì ý dễ đối hoặc từ thì cũng dễ đối nhưng cả đối ý, đối từ thì khó đấy bởi rất dễ gượng ép. Hoàng Kim xem ở đây được mấy bài đường luật dù là bài bị thất đối, mấy bạn có thể sáng tác thơ tự do mà thôi. Ngay cả lục bát hay song thất lục bát hoặc ngũ ngôn, thất ngôn cũng mấy người đâu. Thực ra tôi cũng muốn gửi một ít bài tự sáng tác của mình vào trong diễn đàn để trao đổi cho vui hoặc muốn nhắn tới một vài người bạn hay người xưa nên các bác góp ý tôi rất cảm ơn vì tôi muốn diễn đàn có nhiều bài viết các thể từ tự truyện, phê bình, thơ ca, hò vè, truyện ngụ ngôn, văn tường thuật, miêu tả...cho diễn đàn sôi nổi một tí. Có một số thành viên của hội cũng phê bình diễn đàn vắng vẻ nhưng chính hội viên đó lại cũng chỉ đăng một vài bài rồi vắng bóng. Thời gian thì ai chả bận, ai chả có gia đình, có công ăn việc làm với vạn nỗi lo toan, nhất là trong cơn BÃO GÍA hiện nay, mấy ai may mắn, đủ đầy rồi đâu. Như tôi chẳng hạn, ngoài công việc ở cơ quan, tôi còn thể dục, thể thao để duy trì sức khoẻ, rồi thì chợ búa, cơm nước...Thậm chí thơ có làm cũng trên đường ra hiện trường công tác hay lúc nghỉ ngơi sau khi thể thao xong. Có bác nói thơ tôi nói nhiều về một vấn đề nhưng nên nhớ là thơ ca phản ánh tâm tư, tình cảm, hoài bão, ước mơ... nhưng cũng đều xuất phát từ thực tế cuộc sống chứ có phải như người cõi trên mà bác Trường Chinh (bí danh Sóng Hồng) phê bình các thi sĩ ngày xưa trong hội nghị Quân-dân-chính "Là thi sĩ nghĩa là ru với gió. Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây. Để tâm hồn treo ngược cành cây..." đâu. Vả lại nói thật với bác chỉ một vấn đề những bức xúc do các "đầy tớ" của dân gây ra có thể nói mãi không hết, kêu trời không thấu nhưng dễ ảnh hưởng đến chính trị nên chỉ dừng ở mức độ hoặc chỉ mình biết thôi. Những chủ đề đó rất dễ tạo nguồn cảm hứng, nguồn sáng tạo để sáng tác những bài thơ hay dù là dạng khó như đường luật. Ở tình cảnh này, đó là thơ ca "hiện thực phê phán", song không thể nói ra hoặc nói hết lòng mình được.

Thân ái chào bác và mong rằng các bác tiếp tục làm sôi động diễn đàn, đừng phụ lòng bác Trần Quang- người sáng lập diễn đàn này nhé.
Về Đầu Trang Go down
Hoangkim




Tổng số bài gửi : 51
Join date : 03/08/2011

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeFri Apr 06, 2012 7:30 pm

Thật là phiền muộn đến tranbichhat quá. Chủ đề không phải bàn luận thơ Đường ko phải ở đây. Nhưng xin phép tranbichhat thêm 1 lần này nữa thôi. Bác haminhgiang đã ngộ ra vấn đề sau khi bác đã đọc kỹ trang http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%A1_%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_lu%E1%BA%ADt
Bài sau đây bác viết mới thực là:
haminhgiang đã viết:

THẬT GIẢ CON DẤU
Minh Giang

Thật- giả nhiều khi cũng khó tường
Giả thường đã nát lại phô trương
Trong- ngoài, trên-dưới không phân định
Sai- đúng, trước- sau chẳng dễ lường
Lắm lúc ngẫm đời sao chán thế
Nhiều khi cám cảnh thấy đau thương
Người ta trọng củi sơn hào nhoáng
Gỗ tốt quăng đi mới chán chường
Chúc bác làm thơ càng ngày càng hay
Thân mến chào bác
Về Đầu Trang Go down
tranbichhat




Tổng số bài gửi : 154
Join date : 08/03/2012

thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitimeMon Apr 09, 2012 9:56 am

TIỄN BẠN
Buổi liên hoan tiễn bạn đi
Cầm tay nhau biết nói gì bạn ơi
Vẫn cùng một xí nghiệp thôi
Chứ nào có phải mảnh trời riêng tây
Dẫu chưa tình nặng nghĩa dày
Cũng bao kỷ niệm những ngày gần nhau
Thủy chung giữ trọn trước sau
“Đã thành đồng chí dưới câu quân hành’’
Mừng cho bạn tiến bộ nhanh
Cũng như tình cảm bạn dành cho tôi
Cầm tay bạn chẳng muốn rời
Như là muốn suốt cuộc đời chẳng xa
Vẫn chung một xí nghiệp mà
Vẫn y dưới một mái nhà vậy thôi
Liên hoan tiễn bạn, bạn ơi
Đừng quên nhé! bạn, những người ở đây
Tình thâm như bát nước đầy
“Phải ba vạn chín nghìn ngày mới xa”
Đừng quên một quãng đời qua
Cũng như trách nhiệm của Khoa bây giờ
Tiễn chân bạn mấy vần thơ
Lòng sao nói hết bây giờ được đây
Âu là cũng mượn dịp này
Để mà thổ lộ tỏ bày cùng nhau
Với mình dù bạn ở đâu
Vẫn như những tháng năm đầu này đây
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





thotranbichhat Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: thotranbichhat   thotranbichhat Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
thotranbichhat
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HỒN THƠ VIỆT :: SÁNG TÁC THƠ-
Chuyển đến