HỒN THƠ VIỆT
Đăng nhập để khỏi phải bị quảng cáo quấy rầy!
HỒN THƠ VIỆT
Đăng nhập để khỏi phải bị quảng cáo quấy rầy!
HỒN THƠ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HỒN THƠ VIỆT

DIỄN ĐÀN NHỮNG NGƯỜI YÊU THƠ VIỆT NAM, YÊU TÂM HỒN THƠ ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC VIỆT
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Thơ Nguyên Hữu
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeYesterday at 8:54 pm by Nguyên Hữu

» THƠ HÀ MINH GIANG
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeYesterday at 8:25 pm by haminhgiang

» HƠN 3.000 BÀI THƠ TÌNH PHẠM BÁ CHIỂU
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeYesterday at 10:41 am by phambachieu

» THƠ VUI PHẠM BÁ CHIỂU
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeFri Apr 12, 2024 3:54 pm by phambachieu

» Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeWed Apr 10, 2024 1:02 pm by Nguyễn Thành Sáng

» THƠ THANH HUONG
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeFri Mar 22, 2024 12:23 am by thanhhuong

» thotranbichhat
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeTue Mar 12, 2024 4:08 pm by tranbichhat

» BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeWed Mar 06, 2024 10:16 am by duynd779

» Buy Cigarettes Online in Australia with Smokoo.com.au
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeTue Feb 13, 2024 12:20 am by jeuxlplus

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Top posters
Nguyễn Thành Sáng
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_leftQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_centerQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_right 
buixuanphuong09
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_leftQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_centerQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_right 
haminhgiang
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_leftQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_centerQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_right 
Nguyên Hữu
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_leftQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_centerQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_right 
Lê Hải Châu
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_leftQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_centerQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_right 
phambachieu
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_leftQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_centerQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_right 
thanhhuong
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_leftQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_centerQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_right 
thanhtracnguyenvan
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_leftQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_centerQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_right 
thamthyphuong
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_leftQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_centerQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_right 
lehong
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_leftQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_centerQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Poll_right 
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 190 người, vào ngày Tue May 10, 2016 8:24 pm
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of HỒN THƠ VIỆT NAM on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of HỒN THƠ VIỆT on your social bookmarking website
Most Viewed Topics
BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN
Tập Thơ Chọn Lọc - Nhất Lang (Nguyễn Thành Sáng)
MÙA THU CÂU CÁ
THƠ ĐÙA Ả BÁN CHIẾU: GIAI THOẠI NGUYỄN TRÃI - NGUYỄN THỊ LỘ
ĐIỂN TÍCH - HOA ĐÀO NĂM NGOÁI CÒN CƯỜI GIÓ ĐÔNG
Thơ Nguyên Hữu
THƠ HÀ MINH GIANG
TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
Cứ mỗi độ thu sang - nhớ lại bài thơ chủ điểm mùa thu sách tập đọc lớp 1
HOA GIEO TỨ TUYỆT
Statistics
Diễn Đàn hiện có 610 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: laolaoconuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 22223 in 6005 subjects
trang thơ hay
http://lucbat.com/
Diễn Đàn

 

 Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Tranquang
Admin
Tranquang


Tổng số bài gửi : 177
Join date : 09/08/2010
Age : 62
Đến từ : TP.HCM

Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Empty
Bài gửiTiêu đề: Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch   Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeWed Jul 06, 2011 2:53 pm

Quê Hương
(Đỗ Trung Quân)
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ...
-----
Về Đầu Trang Go down
https://honthoviet.forumvi.com
Tranquang
Admin
Tranquang


Tổng số bài gửi : 177
Join date : 09/08/2010
Age : 62
Đến từ : TP.HCM

Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch   Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeWed Jul 06, 2011 3:07 pm

Còn đây là ca khúc









Và lời thơ phổ nhạc:
Quê hương - Lời thơ: Đỗ Trung Quân
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

ĐK:
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá ngiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một Mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
-----
Về Đầu Trang Go down
https://honthoviet.forumvi.com
trandinhduc




Tổng số bài gửi : 14
Join date : 26/10/2011

Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch   Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeFri Oct 28, 2011 3:41 pm

KHÔNG ĐỀ (Tặng các Bác)
Ai cũng có việc làm
nhưng không ai làm việc.


Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.


Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.


Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.


Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.


Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay đồng ý...




Về Đầu Trang Go down
trandinhduc




Tổng số bài gửi : 14
Join date : 26/10/2011

Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch   Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeFri Oct 28, 2011 3:43 pm

CHỮ ĐỒNG TỬ - TIÊN DUNG




Ngày xưa ở một làng kia


Có cha con nọ nhà rìa bờ sông


Nhà nghèo không có một đồng


Người cha có khố, con không có gì


Một hôm cha sắp “ra đi”


Gọi người con lại dặn dò mấy câu


Con ơi! con sống còn lâu


Còn ta, ta sắp sang chầu “bên kia”


Quần bò con giữ lấy đi


Về sau tán gái có gì đi chơi


Nhà ta giàu có ba đời


Chỉ vì đề đóm mà ra thế này


Con ơi! hãy hứa từ nay


Thôi trò cờ bạc để rày làm ăn


Nói xong, cha bỗng nhăn răng


Miệng sùi bọt mép, mắt căng lên trời


Đồng Tử thấy bố qua đời


Không tiền mai táng thân phơi giữa đồng


Chẳng đành để bố tồng ngồng


Mặc quần cho bố, giơ mông về nhà


Một hôm Công chúa đi qua


Đang ngồi ngắm cảnh, bỗng da ngứa mần


Công chúa bèn trút long thần


Thấy quanh mình vắng nhảy ầm xuống sông


Ai dè rơi trúng Tử Đồng


Đang mò cua cá dưới sông Sài Gòn


Tử Đồng sợ quá, tưởng ma!


Định thần nhìn lại, hoá ra là người


Cu cậu thấy thế thầm cười


Thế là ta sẽ đổi đời từ đây


Tử rằng: “Cô lấy ta thôi,


Cô mà không lấy, ta thời tố cô,


Bố cô mà biết xong đời!


Thì ông ta giết cả tôi và nàng”


Tiên Dung hoảng hốt vội vàng:


“Em thì em sẽ sẵn sàng lấy anh


Nhưng tin về đến kinh thành


Vua cha biết chuyện thì anh đi đời”


“Ôi xời lo quá cưng ơi!


Ở đây buôn lậu bằng mười về kinh”


Dung ta nghe cũng đồng tình:


“Thôi thì cũng được, chúng mình lấy nhau”


Hai người từ đó về sau


Đi buôn ma túy nhà giàu rất nhanh


Một hôm tin đến kinh thành


Vua cha biết chuyện giận xanh cả người:


“Tại sao lại thế hả trời?


Nó có ma túy không... mời ta sao


Ta đây tuy tuổi đã cao


Nhưng cũng phải “chích” thuốc lào đấy thôi!”


Nói xong truyền gọi bề tôi


Đem quân đến đánh để lôi con về


Quan quân vừa đến triền đê


Bỗng nhiên có tiếng rề rề trên cao


Rồi đâu gió cuốn ào ào


Bốn bề cát bụi không sao thấy đường


Tướng quân con mắt tinh tường


Nhìn về phía ấy mà thương số mình


Anh Đồng biết trước tình hình


Xe tăng đã sắm, pháo mìn đã mua


Nhưng địch đông quá sợ thua


Trực thăng chờ sẵn làm tua (tour) sang Lào


Ai dè, tốc độ quá cao


Máy bay nghiêng cánh, ngã nhào xuống sông


Dưới sông là bọn giặc Mông


Là quân xâm lược tấn công nước nhà


Trực thăng thẳng hướng mà sa


Thuyền cao cũng đắm, phà to cũng chìm


Việt Vương thấy thế sướng mình


Trước sau ập tới ngư kình một phen


Địch quân tơi tả như hèm


Bốn bề bủa kín tưởng kèm thiên la


Bấy giờ cọc mới nhô ra


Thuyền đâm vào cọc thế là chìm luôn


Bốn bề tên bắn như tuôn


Tướng giặc nguy khốn đành giương cờ hàng


Thuyền trôi xác giặc ngổn ngang


Máu loang đỏ thắm, nước tràn bờ cao


Việt Vương lúc đấy thều thào


“Ai vừa tới giúp?! ta nào có hay


Thôi thì ta tính thế này,


Để ghi công họ ta xây miếu thờ


Đầm này tên gọi Nây-chờ (nature)


Bãi này Nhất Dạ hãy thờ ở đây!




Về Đầu Trang Go down
trandinhduc




Tổng số bài gửi : 14
Join date : 26/10/2011

Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch   Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeWed Dec 14, 2011 11:11 am

PHẪN NỘ


NGUYỄN QUANG VINH

Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch 1296447939_avasieuninh2Cơ quan Tổng tổ chức cuộc họp rất nghiêm túc về chống tham nhũng. Mà để cuộc chiến chống tham nhũng có kết quả thì ý chí chống tham nhũng phải rất cao, đặc biệt Tổng kêu gọi mọi người hãy bày tỏ những chính kiến, những chứng cứ, hoặc chí ít là quyết tâm của mình về việc chống tham nhũng. Anh chị em phát biểu rất sôi nổi. Đoàn thư ký ghi chép lia lịa, hàng chục hiện tượng, dấu hiệu tham nhũng trong Tổng công ty đang liên tiếp được phát giác, kiểu như không khí đấu tố địa chủ. Ông Tổng thỉnh thoảng liếc đồng hồ, có vẻ mong hết giờ vì những dấu hiệu, những câu chuyện, những ý kiến phát hiện tham nhũng đang dần mon men vào tới văn phòng Tổng.

Anh em trong văn phòng vẫn chưa thấy cậu Trung, phụ trách đoàn lên tiếng. Lực lượng đoàn thanh niên vốn là tiên phong đầu tàu, trong cuộc chiến chống tham nhũng này thì đoàn viên thanh niên chắc chắn phải nổ phát súng đầu tiên. Nhưng anh em nổ cả, Trung vẫn im lặng, cựa quậy và xem đồng hồ, đúng kiểu xem đồng hồ của xếp Tổng.

Mọi người tỏ vẻ không hài lòng với thái độ bàng quang của Trung đoàn thanh niên. Đã có ý móc máy. Đã có ý thọc sườn. Đã có ý chê bai.

Xem đồng hồ, thấy còn mấy phút nữa hết giờ, Trung đoàn thanh niên đứng lên:

-Tôi có ý kiến.

Mọi con mắt nhìn về anh Trung đoàn thanh niên. Một con người nói năng lưu loát. Một cán bộ từ ngày vào Tổng tới giờ lấy mồm miệng đỡ chân tay, từ một nhân viên đánh máy, lên nhân viên thư ký, rồi đùng cái, Đảng ủy Tổng đưa nhân sự xuống, gửi Trung sang Ban chấp hành đoàn để cơ cấu, và đùng thêm cái nữa, Trung được bầu làm Bí thư đoàn thanh niên.

Một con người trong suốt, không một chút gợn, không va chạm ai, không nặng lời với ai, gặp nhân viên dọn vệ sinh mà cũng cúi xuống lễ phép chào, gặp cấp trên tất nhiên còn lễ phép hơn thế. Một con người không thấy khuyết điểm, thiếu sót nhưng hỏi có thành tích đặc biệt nào không, có năng lực đặc biệt nào không, mọi người đều ớ người, cũng không tìm thấy.

Một con người cuộc họp nào cũng phát biểu như một triết gia.

Ai nghe cũng mát ruột, nghe xong rồi cũng không nhớ Trung đã nói gì nhưng vẫn thấy mát ruột. Trung luôn đứng trong tốp đầu anh em đấu tranh mạnh mẽ, nhưng anh em sau một thời gian đấu tranh mạnh mẽ thì hoặc là chuyển công tác, hoặc là tự chuyển đơn vị, còn Trung thì vẫn tiếp tục thăng tiến và tiếp tục mạnh mẽ.

Mọi người không hiểu sao.

Nhưng hôm nay hiểu.

Trung bắt đầu phát biểu rồi.

-Thưa các đồng chí…Xin lỗi…Tôi đang rất xúc động…Tôi phẫn nộ…Quá phẫn nộ…Tham nhũng làm tôi phẫn nộ các đồng chí ạ…Tham nhũng, đó là một hành vi không và không bao giờ được phép tồn tại trong Tổng công ty của ta, không được phép, thưa các đồng chí. Các đồng chí nhìn Tổng giám đốc của ta kia, nhìn đi, nhìn kỹ ấy, cách đây ba năm, mái tóc đồng chí ấy thế nào? Đen nhánh, thậm chí bóng bẩy, còn bây giờ, các đồng chí hãy nhìn đi, có đau lòng không, mái tóc Tổng giám đốc của chúng ta đã bắt đầu điểm bạc, hàng ngày không còn thời gian chải chuốt. Và cả gương mặt của đồng chí ấy nữa, trước đây đâu có thế, bây giờ thì đã hằn lên những nếp nhăn, thiếu ngủ vì suy nghĩ, có khi tưởng như người ốm dậy. Vì sao vậy? Cũng như các đồng chí, như chúng ta, tất cả anh em Tổng công ty ta, từ cô nhân viên đến Tổng giám đốc, không, không, và không bao giờ hợp tác với tham nhũng, bắt tay với tham nhũng. Chúng ta, tôi, tất cả đều phẫn nộ với tham nhũng.

Tôi phẫn nộ, thưa các đồng chí, quá phẫn nộ.

Tham nhũng làm chúng ta phẫn nộ.

Chúng ta không thể không phẫn nộ với tham nhũng.

Chúng ta thề sẽ quét sạch tham nhũng.

Và tôi, với tư cách là một người đang phát biểu, để bảo đảm rằng tôi hết sức phẫn nộ với tham nhũng, tôi thề, xin thề. Bây giờ đã hết giờ, tiếc quá, tôi xin dừng ý kiến tại đây. Cám ơn các đồng chí.

Mọi người vỗ tay lẹt đẹt.

Ra về, người ta hỏi nhau, vừa rồi cậu Trung phát biểu quá tâm huyết, quá mạnh mẽ nhưng về việc gì nhỉ?

Ừ..Về việc gì, về tham nhũng a? Nhưng ai tham nhũng?

Trong khi cán bộ cốt cán thì nói rõ dấu hiệu này, hiện tượng kia, thậm chí còn có người đặt câu hỏi ngôi biệt thự 2 triệu đô mà xếp Tổng vừa mua cho con gái là lấy tiền đâu ra. Rồi con gái của Phó tổng đi học Mỹ thì ai chi trả…Rất cụ thể.

Còn Trung có vẻ rất phẫn nộ nhưng cậu ấy nói ai nhỉ?

Nói ai nhỉ?

Ba mươi ngày sau mấy người có ý kiến chất vấn dấu hiệu tham nhũng hoặc về cơ sở, hoặc nghỉ hưu sớm, hoặc chuyển đơn vị khác.

Hai tháng sau, Trung được đề bạt lên Phó tổng.

Tới lúc ấy, mới có người bật lên hai tiếng phẫn nộ khi nhìn Trung.

Theo blog NQV

Giông tố hay là chuyện cha từ con


Truyện ngắn của HUỲNH VĂN ÚC

Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch 12356925872804_yume_photo1Nhân vật chính trong câu chuyện này là nàng và hai cha con. Người cha đã bước qua ngưỡng tuổi xưa nay hiếm nhưng trông vẫn còn rất hào hoa phong nhã, tóc đen, da mặt chưa có nếp nhăn, tai to, mắt sáng, nụ cười tươi của một người lạc quan yêu đời. Không lạc quan yêu đời sao được khi hoạn lộ của ông là một con đường rộng thênh thang thẳng tắp đã đưa ông lên đến những ngôi vị cao sang với tiền tài và danh vọng. Nói phải tội, sau khi tiễn đưa người bạn đời quê mùa cục mịch về chốn vĩnh hằng gần được một năm nay, nụ cười yêu đời chưa bao giờ tắt trên môi ông. Người con là con trai cả, còn thiếu vài tuổi nữa thì đến ngũ thập nhi tri thiên mệnh, dáng người cũng dong dỏng mình dây như cha, khuôn mặt thừa hưởng những nét của người cha trừ cái cằm hơi lẹm và nhọn nên nhìn không được đầy đặn và sung mãn. Thế còn nàng? Nàng kém người con ba tuổi, sự bừng tỉnh của những xúc cảm tuổi hồi xuân, cái thời kỳ dậy thì lần thứ hai trong đời người phụ nữ khiến nàng nhiều phen nôn nao xao xuyến một cách vô cớ. Da trắng như tuyết, mắt sắc như dao, cổ cao ba ngấn, lông mày đen nhánh, gò má hơi cao, tóc quá ngang vai, môi hồng mọng ướt. Tất cả những cái đó chỉ có tác dụng tạo nên sự hấp dẫn ban đầu nhưng chưa phải là sức mạnh của nàng. Sức mạnh của nàng là khả năng diễn xuất tuyệt vời của một diễn viên siêu hạng. Ban đầu nàng xuất hiện trong ngôi biệt thự hai tầng có khoảng sân rộng trông ra một đường phố chính xây từ thời Pháp thuộc với vai bạn gái thân thiết của người con đồng thời là đối tác trong kinh doanh bất động sản. Nàng ngoan ngoãn và dễ thương lắm nên được người cha nhận làm con nuôi. Rồi sau những lần gặp gỡ riêng tư giữa người cha và con gái nuôi, nàng chuyển vai thành người yêu của người cha và sau đám cưới mới tổ chức gần đây nàng nghiễm nhiên trở thành kế mẫu. Bạn gái, con nuôi, người yêu rồi mẹ kế, ngần ấy vai vai nào nàng cũng diễn thật khéo, không chút va vấp, không chút ngượng ngùng.

Người chịu thiệt thòi trong vở diễn là người con. Có phải vì mất người bạn gái thân thiết mà anh ta hận chăng? Không phải! Tuy quan hệ giữa hai người trên mức tình cảm nhưng nàng chỉ là phở và anh ta đã có cơm ăn rồi. Mà là cơm ngon và ăn no, gia đình họ có tiếng líu lo của con trẻ, chỉ khi nào chán cơm mới đi ăn phở đổi gió. Câu chuyện nàng lèo lái để nhẩy phắt một phát từ bạn gái lên mẹ kế tuy có làm người con khó chịu chứ chưa đến mức bức xúc. Vậy thì người con bức xúc nỗi gì? Sự đời đen bạc vì tình và tiền, không bức xúc vì tình thì chỉ còn nỗi hận vì tiền. Hận vì số tiền lớn người con cho nàng vay có khả năng bay theo mây theo gió. Đã thế Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản của nàng trên bờ vực phá sản, để cứu vãn tình hình nàng đã dỗ ngon dỗ ngọt người cha thế nào đó để ông đồng ý đưa sổ đỏ ngôi biệt thự ba tầng mới xây trên mảnh đất rộng hơn tám trăm mét vuông nhìn ra mép nước Hồ Tây mang ra ngân hàng thế chấp để vay tiền. Đến khi người con biết thì đã quá muộn không còn cách nào cứu vãn được nữa. Chuyện này như mồi lửa đốt cháy gan ruột người con.

Chiếc Toyota Fortuner 2.7V từ từ đỗ lại trong khoảng sân của ngôi biệt thự hai tầng nhìn ra một đường phố chính của Hà Nội. Chiều hôm nay thời tiết Hà Nội xấu. Sự xung đột giữa vùng áp thấp nóng đến từ phía tây với khối không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường. Mây đen thấp và vần vũ, gió ào ào chạy trên những tán cây, cuốn theo những chiếc lá bay lả tả rồi rơi xuống mặt đường, quấn theo những vòng bánh xe lăn còn trên mặt đường thỉnh thoảng lại bốc lên những vòng xoáy bụi. Cơn giông ập đến với những hạt mưa to và nặng rơi nghiêng. Người con đẩy cửa bước vào nhà mang theo một luồng gió mạnh thổi thốc vào những tấm màn che sặc sỡ treo ở các cửa sổ. Đề tài chính của câu chuyện được đề cập đến ngay không cần úp mở, câu chữ va đập chan chát:

- Không có sự đồng tình đồng mưu của ông thì đố đứa nào dám mang sổ đỏ ra ngân hàng thế chấp. Giá đất bây giờ ở đó là bao nhiêu ông có biết không? Gần bốn trăm triệu đồng một mét vuông, vị chi giá trị cơ ngơi ở đấy nếu thế chấp ngân hàng có thể vay được ngót ba trăm tỷ đồng. Ba trăm tỷ đồng, ông có nghe rõ không? Lý luận kinh điển bề bề/Thần l…ám ảnh thì mê mẩn hồn. Thời ông còn đương chức đương quyền, về các địa phương đăng đàn diễn thuyết đi đến đâu ông cũng dặn người ta nuôi con gì, trồng cây gì. Bây giờ thì rõ rồi nhé, ông trồng cây si, nuôi con ca ve.

Người cha cắt lời:

- Thằng mất dạy, mày dám bảo kế mẫu của mày là ca ve…

- Còn hơn là ca ve. Ông tưởng là thanh tao cao quý lắm sao? Tuy kém tôi ba tuổi nhưng nàng đã ba đời chồng, đời đầu tiên chê là lạnh như kem, đời thứ hai dang dở không rõ tại ả hay tại anh, đời thứ ba chê là đần. Sau đời thứ ba mới là bạn của tôi, mà ông đừng có tưởng rằng là bạn thanh mai trúc mã nhé. Vợ con đề huề rồi, tôi thiết gì. Chẳng qua cũng chỉ là đổi gió lấp những khoảng trống và lợi dụng nhau vì tiền thôi. Và bây giờ thì tay ông lại vầy vò những chỗ mà tôi đã từng khám phá trên cơ thể của nàng, khứu giác của ông thụ hưởng những mùi hương của nàng mà tôi đã từng thụ hưởng. Ôi! Chó má thay là đời!

Người con nói những lời ấy với một giọng tự tin, bình thản, rõ ràng nhưng mỗi câu mỗi chữ lại như có sức công phá của những viên đạn nóng bỏng bắn thẳng vào tim. Người cha lảo đảo ôm ngực thả người xuống ghế, người rướn lên với cánh tay phải đưa thẳng ngón trỏ chỉ vào mặt đứa con hổn láo:

-Mày!…Mày dám nói với tao như thế a? Giống tôm lộn cứt lên đầu! Vô phúc! Mày là thằng bố láo! Từ nay tao từ mày, kể từ giờ phút này mày sẽ không còn là con của tao nữa.

Không ngờ câu chuyện lại có kết cục như thế, người con thất thần quay người bước ra cửa trước như một kẻ vô hồn. Cánh cửa sập mạnh phía sau lưng như một câu trả lời dứt khoát, người con bước đến bên chiếc Toyota Fortuner 2.7V hất hàm với người lái xe:

- Đi! ./.

Tác giả gửi cho Quê choa





















Về Đầu Trang Go down
trandinhduc




Tổng số bài gửi : 14
Join date : 26/10/2011

Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch   Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeWed Dec 14, 2011 11:36 am

Gửi bà con mấy câu chuyện vui, nhưng xin đừng nhại lại tiếng "quê" nhé/ Mình không sao, nhưng nhiều "kẻ" nó ghét lắm đấy:

1. Đừng ăn bừa của tui!
Con đau, thầy thuốc bắt kiêng này, kị nọ. Thương con, mẹ nói:
- Kệ cha hắn, kiêng kị chi. Ăn bừa đi con ạ!
Người cha cười nói:
- Chết, chết! Đừng ăn bừa của tui. Để còn mần rọng chớ!
Nguyễn Hoàng
2. Trên đó cấy xong rồi à?

Mấy cô gái đang hăm hở xuống thị trấn. Ông già ngồi trước cửa nhà phe phẩy quạt mo và hỏi:
- Mấy o đi mô mà vui rứa nạ? (Mấy cô đi đâu mà vui thế?)
- Dạ, bọn con xuống thị trấn cấy! ( Dạ, bọn con xuống thị trấn ạ!)
- Rứa chơ trên đó cấy xong rồi răng hè? (Thế là trên đó cấy xong rồi sao?)
- Dạ, chưa ôông ạ! ( Dạ, chưa ông ạ!)
- Rứa thì răng lại xuống thị trấn cấy hè? (Thế thì sao lại xuống thị trấn cấy vậy?)
Nguyễn Hoàng

3. Cấy chi cần nhít?

Mấy thầy giáo đang tắm bên giếng tập thể trong khu vực trường cấp 3 huyện. Một cụ già nghiêng đầu qua tường rào, vui vẻ hỏi:
- Theo các thầy thì trên đời ni cấy chi là cần nhít? ( Theo các thầy thì trên đời này cái gì là cần nhất?)
- Tiền là cần nhất cụ ạ.
Một thầy giáo trẻ vội vàng vừa cười vừa nói.
- Theo tôi thì sức khỏe là cần nhất. Một thầy lớn tuổi trả lời.
- Thời gian mới là cái cần nhất. Đời người quá ngắn.
Một thầy giáo khác nói. Nhưng thưa cụ, ý cụ là thế nào ạ?
Cụ già nheo mắt cười và hóm hỉnh nói:
- Các thầy nói cũng đúng cả.
Nhưng theo tui thì tắm là cần nhít! (kỳ cọ)
Các thầy ngớ cả ra rồi cùng cười phá lên vui vẻ.

Nguyễn Hoàng

4. Phim với phơ!

Ở Hương Sơn có ông Vị nổi tiếng với tài xem phim không mất tiền vé bao giờ. Hồi đó mỗi tháng người ta chỉ được xem phim một lần là cùng. Phim thường được chiếu ở sân vận động của xã. Tiếng là sân vận động, nhưng chỉ là một bãi cỏ tương đối bằng phẳng, mỗi bề cỡ trăm mét, nằm ngay bên quốc lộ số 8. Đội chiếu phim chỉ việc gác ngang dọc hai đầu đường bằng mấy cây nứa sơ sài và treo lên vài cái bóng đèn tròn là có cổng để kiểm tra vé. Giá vé chỉ là "người lớn một hào, trẻ em năm xu". (Hồi đó giá một cân gạo phiếu là 4 hào, một tô phở mậu dịch không quá một đồng - tức là mười hào, còn lương "phó tiến sĩ" là 75 đồng).
Lần ấy, đã gần đến giờ chiếu phim, người soát vé thấy một ông trung niên đang vội vã đi qua cổng, tay ôm một bó lá chè cỏ (Một thứ lá nấu lên nước có vị đắng chát, dùng cho người mới sinh con uống rất tốt, theo kinh nghiệm của người địa phương). Khi được hỏi vé đâu thì ông ta trả lời với vẻ cáu gắt:
- Vé vung chi. Gấy tau đẻ dưới trạm xá. Phim với phơ. (Vé cái gì. Vợ tao đẻ ở trạm xá dưới đây. Phim với chả ảnh)
Vừa trả lời ông vừa đi thẳng. Người soát vé nhìn theo gật gù thông cảm.
Vừa vào sân, ông bỏ ôm lá xuống lót ********* ngồi rồi cười tinh quái. Đó là ông Vị.
|
Nguyễn Hoàng

5. Tui chưa kiện eng là may!

Lần khác, cũng sắp đến giờ chiếu phim ở sân vận động, người soát vé lại thấy một ông trung niên mặc quần đùi, áo vắt vai, tay vung vẩy cái roi tre, mặt hầm hầm giận dữ đi qua cửa vé. Khi được hỏi vé đâu, ông ta nói như quát:
- Mấy thằng con tui đến dừ chưa cơm nác chi cả. Tui chưa kiện eng là may cho eng đó. (Mấy thằng con tôi giờ này mà vẫn chưa cơm nước gì cả. Tôi chưa kiện anh là may cho anh đó!).
Chưa dứt câu, ông đã đi thẳng vào bãi chiếu, tay vẫn vung vẩy cái roi tre. Bọn trẻ con dạt cả ra. Ông tóm được một đứa, trao cho nó cái roi rồi nói:
- Cho mi đó. Ngồi xuống ta coi hè! (Cho mày đấy. Ngồi xuống ta xem nhé!)
Lại là ông Vị.

Nguyễn Hoàng

6. Hỏng mất ********** cày!

Những năm chiến tranh phá hoại, cuối mỗi đợt oanh tạc của máy bay Mỹ, loa truyền thanh đều đưa tin về cuộc chiến đấu của quân dân ta. Lần ấy, sau khi đưa tin về nơi địch bắn phá, về số lượt máy bay, số quả bom chúng đã ném xuống, loa nói: "Hôm nay quân và dân ta đã bắn rơi ba máy bay và bắn hỏng nhiều chiếc khác". Nghe xong một lão nông cười tủm tỉm:
- Rứa là bộ đội thì bắn hỏng nhiều máy bay, còn mềng (mình) thì hỏng một ********** (buổi) cày!

Nguyễn Hoàng
7. "Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để!"

Hồi còn chiến tranh phá hoại, bài thơ "Gửi em, cô thanh niên xung phong" của Phạm Tiến Duật được rất nhiều người biết đến. Mấy o thanh niên xung phong hễ được về phép mà xóm có biểu diễn văn nghệ là được mời lên để ngâm bài này. Ngâm xong, cả xóm vỗ tay rần rần. Bữa ấy, mọi người đang say sưa vỗ tay thì một lão nông phe phẩy quạt mo đứng dậy:
- Tui có ý kiến chút ra ri. O Hằng giỏi, đi về khoẻ, ngâm thơ lại hay nựa. Bài thơ cụng hay. Nhưng mà tại răng cái eng nhà thơ ni lại nói tiếng Hà Tịnh mềng buồn cười hè? Buồn cười là răng hè? Mà răng lại buồn cười? Khi mô O Hằng có gặp cái eng nhà thơ ni nhớ hỏi giúp tui một câu. Có được khôông o nạ?
Mọi người nhao nhao:
- Hỏi cấy chi, hỏi cấy chi rứa hè?
Lão nông khoan thai:
- O hỏi cho tui là cấy eng nhà thơ ni có biết tiếng Hà Tịnh là tiếng của Nguyễn Du, tiếng của Nguyễn Công Trứ hay khôông là được.
Mọi người lại vỗ tay rần rần.

Nguyễn Hoàng
8. O ni du ai

Hai mẹ con lâu ngày về Hà Tĩnh thăm ông bà nội. Vừa vào nhà chưa kịp giới thiệu, bà nội đã hỏi:
- O ni du ai?
Cháu ngơ ngác hỏi lại mẹ:
- Bà nội lớn tuổi vậy rồi mà nói được tiếng Anh hả mẹ?
Mẹ bảo:
Không phải đâu con, bà chưa nhận ra con là cháu nội của bà đó!

(Phỏng theo anh Bá Hành)

9. Răng mi vô trước!

Có một đoàn khách đi chúc tết cấp trên, ai cũng vào nhà, cười nói vui vẻ. Riêng cậu hành chính khệ nệ khiêng túi quà vào sau, nhưng còn "bị trách": Răng mi vô trước!Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Star1 Cậu ta định phân bua lại cấp trên, nhưng sực nhớ ra, đành đỏ mặt và...im lặng!
Tết nhất, lại bị trách oan? Không! Số là anh chàng này bị...hô răng! Vào nhà ai, người chưa vào, răng đã...vào trước!

(Theo anh Bá Hành)
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Star1 Răng mi vô trước: Câu này có thể hiểu là "Tại sao mày vào trước?", lại cũng có thể hiểu là "(Bộ) răng (của) mày vào trước!"

10.Tên eng là chi?

Một anh chàng tên Đậu tự cho là mình rất giỏi tiếng Hà Tĩnh, hễ gặp người gốc Hà Tĩnh là anh ta cứ thao thao rằng tui biết hết, tui biết hết! Nào là người Hà Tĩnh gọi con chim câu là con cu cu, con trâu gọi là cân tru, quả bầu gọi là trấy bù, lá trầu gọi là lá trù...
Người đối diện bỗng tủm tỉm:
- Rứa eng có biết tên eng ngài Hà Tịnh kêu là chi khôông hè? (Thế anh có biết tên anh người Hà Tĩnh gọi là gì không vậy?)
Đậu ta lúng túng, đỏ mặt, im lặng bỏ đi.

(Theo anh Nguyễn Sĩ Hồ)

11. Con nào đực, con nào cái?

Mấy thầy đồ vùng Nghi Xuân đang vui chuyện, Nguyễn Xuân ÔnQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Star1 ghé qua, cười và xen vào:
- Các thầy quả là thông kim, bác cổ. Vậy xin các thầy giảng cho, trong câu ca dao "Bò đen húc lộn bò vàng", con nào đực, con nào cái?
Các thầy cười to:
- Cụ hỏi lẩn thẩn thế. Câu hát của mục đồng là "Bò đen húc lộn bò vàng/Hai con húc chắc đâm quàng xuống sông", là hát cho vui, làm gì có chuyện phân biệt con nào đực con nào cái!
Nguyễn Xuân Ôn đứng dậy:
- Ấy thế mà có phân biệt đấy. Các thầy đọc kỹ đi.
Mấy thầy thay nhau đọc to lên mấy lần. Quả nhiên, bò vàng là bò cái thật!
---------------------
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Star1 Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889), hiệu Ngọc Đường, Hiến Đình, Lương Giang, nhân dân thường gọi ông là Nghè Ôn; là quan nhà Nguyễn và là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ - Tĩnh cuối thế kỷ 19.

(Theo anh Nguyễn Bá Hành)

12. Cạ cọ đuội, cạ cọ cuộng?

Lại chuyện ở một làng nọ thuộc huyện Nghi Xuân. Một nhà nọ bị mất trộm cá, nghi hàng xóm bắt trộm nên kiện quan. Quan mời cả lên hỏi ri:
- Nhà mụ mất cái gì?
- Nhạ em mất cạ!
- Sao mụ biết hàng xóm lấy?
- Dạ, chính mộm nọ nọi hôm nay nhạ nọ ăn cơm cạnh bụng vợi cạ!
Quan hỏi chị tê:
- Nhà mụ bữa nay ăn cơm với cái gì?
- ********** ni nhạ em ăn cơm vợi cạ!
Quan tuyên đánh 15 roi vì tội ăn trộm của hàng xóm. Chị ta không chịu, một mực thảm thiết kêu oan. Quan giật mình, hỏi lại:
- Cạ của mụ mất có hình dáng ra sao?
- Bẩm quan, cạ nhạ em cọ đuội!
Chị tê cười rú lên:
- ********** ni nhạ em ăn cơm vợi cạ, mạ lạ cạ cọ cuộng! Quan xuộng nhạ em, em cho quan cọi vượn cạ nhạ em!
Quan tuyên chị ta trắng án rồi bãi toà.

Nguyễn Hoàng

13. Đi coi chiếu bóng

Nhân viên bán vé ở rạp nói với 1 ông ở Hà Tĩnh đi coi chiếu bóng:
- Tôi thấy ông đi xem 1 mình mà cứ mua đi mua lại vé làm gì? Đây là chiếc vé thứ 3 rồi.
Ông ta cãi lại:
- Nhoọc quá! Tui mang vé như ni vô cựa, lại có thằng mô chặn đàng lại, lấy vé cụa tui xé đi mất toi. (Mệt quá! Tôi mang vé này vào cửa, có thằng nào đó chặn đường lại, lấy vé của tôi xé đi mất rồi!)
-
!?!?!?

(Theo anh Nguyễn Bá Hành)

14. Tau có que rồi!
Một bác Hà Tĩnh ra Hà Nội thăm con, đang đi chơi phố thì bị đau bụng, ngó tới ngó lui thấy cái bốt gác có anh công an ngồi trong đó, cứ tưởng hố xí, đi đi lại lại, ý chờ anh này xong để vào. Anh công an lại nghĩ bác ta đến khiếu nại việc gì, liền hỏi:
- Giấy bác đâu?
Ông ta trả lời:
- Khôông, tau có que rồi! (Không, tao có que rồi! - Ở Hà Tĩnh, nhiều vùng quê không dùng giấy khi đi cầu mà dùng que bằng tre hay nứa)

(Theo anh Thuận An)

15. Qua cầu xe cộ đi chậm lại?

Một anh chàng lái xe người Hà Tĩnh, ra Gia Lâm nhận xe mới. Khi về, qua cầu Long Biên, khoái quá nên anh ta vẫn phóng ào ào. Công an thổi còi chặn lại:
- Anh không thấy cái biển hai đầu cầu sao?
Anh chàng hớn hở:
- Chộ chơ răng khung chộ hè! (Thấy chớ sao không thấy!)
- Anh có biết trên đó viết gì không?
Chàng ta trố mắt ngạc nhiên:
- Trời ơi! Đi mần công an mà khung biết trự à? Tội hè! Trên nớ viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có từng đó mà cụng khung đọc được! (Trời ơi! Đi làm công an mà không biết chữ à? Tội quá! Trên đó viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có chừng đó mà cũng không đọc được!)
- Thế tại sao anh vẫn phóng ào ào?
- Đó là nói xe cộ. Xe tui xe mới mà!
(Anh lái xe hiểu theo kiểu Hà Tĩnh: cộ là cũ)
- ?!?!?

Nguyễn Hoàng



p/s cấm chém nha'


1- MỜI CÁC BÁC VÀO ĂN HÀNG

Bữa nọ có đoàn cán bộ đi công tác ghé qua huyện Nghi lộc quê choa, đoàn ghé vào quán bên đường ở thị trấn "quán bàu", ở đó có 02 quán của hai mẹ con bán hành điểm tâm sáng

Người mẹ ra mời khách :

-Mời các bác vào xơi ạ

Trong lúc đoàn khách còn lưỡng lự chưa biết vào quán nào thì bà mẹ liên nói :

- Các bác cứ yên tâm vào mà xơi chứ bảo đảm "háng " của mẹ cũng "nòng" mà "háng" của con cũng "nòng"

Các bác đoàn khách là người phương xa liên "đỏ mặt" nhưng lúc đó có một anh thanh niên biết tiếng địa phương giải thích là do vùng này họ nói như vậy "háng" tức là hàng và "nòng" tức là nóng; À ra vậy các bác thở phào

Tiếng Việt ta là vậy đó

Tặng các bác câu thơ "bút tre"

"Liên hoan có mấy quả chuồi

Anh đi em nhớ cái "b..." (buổi) hôm qua"



2- Và các bác ạ một chút kinh nghiệm nhé, kinh nghiệm này thật hay đối với những ai mà làm công tác đối ngoại, đặc biệt là người phát ngôn cho một cơ sở đơn vị nào đó, cứ lúc nào thấy "bí" thì bảo "Tại ở Việt nam nó thế " ấy mà .

Câu này học được từ một "vị" đầy tớ trung thành của nhân dân VN đấy các bạn ạ; Các bạn thấy chí lý không nào?

3- Đố các bác biết nhé:

Theo thuyết tiến hóa thì từ con vượn người tiến hóa thành con người phải trải qua một quá trình tiến hóa, sinh tồn lâu dài và nghiệt ngã phải không ? Vậy các bác chỉ dùm tôi :

- Thế từ con người lịch sự thế kia trở thành con khỉ thì qua cái gì ?

- Và từ con người lịch sử kia biến thành khỉ (hay con dã thú) thì mất bao lâu nhỉ ?









Về Đầu Trang Go down
trandinhduc




Tổng số bài gửi : 14
Join date : 26/10/2011

Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch   Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitimeWed Dec 14, 2011 11:49 am

Gửi bà con mấy câu chuyện vui, nhưng xin đừng nhại lại tiếng "quê" nhé/ Mình không sao, nhưng nhiều "kẻ" nó ghét lắm đấy:

1. Đừng ăn bừa của tui!
Con đau, thầy thuốc bắt kiêng này, kị nọ. Thương con, mẹ nói:
- Kệ cha hắn, kiêng kị chi. Ăn bừa đi con ạ!
Người cha cười nói:
- Chết, chết! Đừng ăn bừa của tui. Để còn mần rọng chớ!
Nguyễn Hoàng
2. Trên đó cấy xong rồi à?

Mấy cô gái đang hăm hở xuống thị trấn. Ông già ngồi trước cửa nhà phe phẩy quạt mo và hỏi:
- Mấy o đi mô mà vui rứa nạ? (Mấy cô đi đâu mà vui thế?)
- Dạ, bọn con xuống thị trấn cấy! ( Dạ, bọn con xuống thị trấn ạ!)
- Rứa chơ trên đó cấy xong rồi răng hè? (Thế là trên đó cấy xong rồi sao?)
- Dạ, chưa ôông ạ! ( Dạ, chưa ông ạ!)
- Rứa thì răng lại xuống thị trấn cấy hè? (Thế thì sao lại xuống thị trấn cấy vậy?)
Nguyễn Hoàng

3. Cấy chi cần nhít?

Mấy thầy giáo đang tắm bên giếng tập thể trong khu vực trường cấp 3 huyện. Một cụ già nghiêng đầu qua tường rào, vui vẻ hỏi:
- Theo các thầy thì trên đời ni cấy chi là cần nhít? ( Theo các thầy thì trên đời này cái gì là cần nhất?)
- Tiền là cần nhất cụ ạ.
Một thầy giáo trẻ vội vàng vừa cười vừa nói.
- Theo tôi thì sức khỏe là cần nhất. Một thầy lớn tuổi trả lời.
- Thời gian mới là cái cần nhất. Đời người quá ngắn.
Một thầy giáo khác nói. Nhưng thưa cụ, ý cụ là thế nào ạ?
Cụ già nheo mắt cười và hóm hỉnh nói:
- Các thầy nói cũng đúng cả.
Nhưng theo tui thì tắm là cần nhít! (kỳ cọ)
Các thầy ngớ cả ra rồi cùng cười phá lên vui vẻ.

Nguyễn Hoàng

4. Phim với phơ!

Ở Hương Sơn có ông Vị nổi tiếng với tài xem phim không mất tiền vé bao giờ. Hồi đó mỗi tháng người ta chỉ được xem phim một lần là cùng. Phim thường được chiếu ở sân vận động của xã. Tiếng là sân vận động, nhưng chỉ là một bãi cỏ tương đối bằng phẳng, mỗi bề cỡ trăm mét, nằm ngay bên quốc lộ số 8. Đội chiếu phim chỉ việc gác ngang dọc hai đầu đường bằng mấy cây nứa sơ sài và treo lên vài cái bóng đèn tròn là có cổng để kiểm tra vé. Giá vé chỉ là "người lớn một hào, trẻ em năm xu". (Hồi đó giá một cân gạo phiếu là 4 hào, một tô phở mậu dịch không quá một đồng - tức là mười hào, còn lương "phó tiến sĩ" là 75 đồng).
Lần ấy, đã gần đến giờ chiếu phim, người soát vé thấy một ông trung niên đang vội vã đi qua cổng, tay ôm một bó lá chè cỏ (Một thứ lá nấu lên nước có vị đắng chát, dùng cho người mới sinh con uống rất tốt, theo kinh nghiệm của người địa phương). Khi được hỏi vé đâu thì ông ta trả lời với vẻ cáu gắt:
- Vé vung chi. Gấy tau đẻ dưới trạm xá. Phim với phơ. (Vé cái gì. Vợ tao đẻ ở trạm xá dưới đây. Phim với chả ảnh)
Vừa trả lời ông vừa đi thẳng. Người soát vé nhìn theo gật gù thông cảm.
Vừa vào sân, ông bỏ ôm lá xuống lót ********* ngồi rồi cười tinh quái. Đó là ông Vị.
|
Nguyễn Hoàng

5. Tui chưa kiện eng là may!

Lần khác, cũng sắp đến giờ chiếu phim ở sân vận động, người soát vé lại thấy một ông trung niên mặc quần đùi, áo vắt vai, tay vung vẩy cái roi tre, mặt hầm hầm giận dữ đi qua cửa vé. Khi được hỏi vé đâu, ông ta nói như quát:
- Mấy thằng con tui đến dừ chưa cơm nác chi cả. Tui chưa kiện eng là may cho eng đó. (Mấy thằng con tôi giờ này mà vẫn chưa cơm nước gì cả. Tôi chưa kiện anh là may cho anh đó!).
Chưa dứt câu, ông đã đi thẳng vào bãi chiếu, tay vẫn vung vẩy cái roi tre. Bọn trẻ con dạt cả ra. Ông tóm được một đứa, trao cho nó cái roi rồi nói:
- Cho mi đó. Ngồi xuống ta coi hè! (Cho mày đấy. Ngồi xuống ta xem nhé!)
Lại là ông Vị.

Nguyễn Hoàng

6. Hỏng mất ********** cày!

Những năm chiến tranh phá hoại, cuối mỗi đợt oanh tạc của máy bay Mỹ, loa truyền thanh đều đưa tin về cuộc chiến đấu của quân dân ta. Lần ấy, sau khi đưa tin về nơi địch bắn phá, về số lượt máy bay, số quả bom chúng đã ném xuống, loa nói: "Hôm nay quân và dân ta đã bắn rơi ba máy bay và bắn hỏng nhiều chiếc khác". Nghe xong một lão nông cười tủm tỉm:
- Rứa là bộ đội thì bắn hỏng nhiều máy bay, còn mềng (mình) thì hỏng một ********** (buổi) cày!

Nguyễn Hoàng
7. "Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để!"

Hồi còn chiến tranh phá hoại, bài thơ "Gửi em, cô thanh niên xung phong" của Phạm Tiến Duật được rất nhiều người biết đến. Mấy o thanh niên xung phong hễ được về phép mà xóm có biểu diễn văn nghệ là được mời lên để ngâm bài này. Ngâm xong, cả xóm vỗ tay rần rần. Bữa ấy, mọi người đang say sưa vỗ tay thì một lão nông phe phẩy quạt mo đứng dậy:
- Tui có ý kiến chút ra ri. O Hằng giỏi, đi về khoẻ, ngâm thơ lại hay nựa. Bài thơ cụng hay. Nhưng mà tại răng cái eng nhà thơ ni lại nói tiếng Hà Tịnh mềng buồn cười hè? Buồn cười là răng hè? Mà răng lại buồn cười? Khi mô O Hằng có gặp cái eng nhà thơ ni nhớ hỏi giúp tui một câu. Có được khôông o nạ?
Mọi người nhao nhao:
- Hỏi cấy chi, hỏi cấy chi rứa hè?
Lão nông khoan thai:
- O hỏi cho tui là cấy eng nhà thơ ni có biết tiếng Hà Tịnh là tiếng của Nguyễn Du, tiếng của Nguyễn Công Trứ hay khôông là được.
Mọi người lại vỗ tay rần rần.

Nguyễn Hoàng
8. O ni du ai

Hai mẹ con lâu ngày về Hà Tĩnh thăm ông bà nội. Vừa vào nhà chưa kịp giới thiệu, bà nội đã hỏi:
- O ni du ai?
Cháu ngơ ngác hỏi lại mẹ:
- Bà nội lớn tuổi vậy rồi mà nói được tiếng Anh hả mẹ?
Mẹ bảo:
Không phải đâu con, bà chưa nhận ra con là cháu nội của bà đó!

(Phỏng theo anh Bá Hành)

9. Răng mi vô trước!

Có một đoàn khách đi chúc tết cấp trên, ai cũng vào nhà, cười nói vui vẻ. Riêng cậu hành chính khệ nệ khiêng túi quà vào sau, nhưng còn "bị trách": Răng mi vô trước!Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Star1 Cậu ta định phân bua lại cấp trên, nhưng sực nhớ ra, đành đỏ mặt và...im lặng!
Tết nhất, lại bị trách oan? Không! Số là anh chàng này bị...hô răng! Vào nhà ai, người chưa vào, răng đã...vào trước!

(Theo anh Bá Hành)
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Star1 Răng mi vô trước: Câu này có thể hiểu là "Tại sao mày vào trước?", lại cũng có thể hiểu là "(Bộ) răng (của) mày vào trước!"

10.Tên eng là chi?

Một anh chàng tên Đậu tự cho là mình rất giỏi tiếng Hà Tĩnh, hễ gặp người gốc Hà Tĩnh là anh ta cứ thao thao rằng tui biết hết, tui biết hết! Nào là người Hà Tĩnh gọi con chim câu là con cu cu, con trâu gọi là cân tru, quả bầu gọi là trấy bù, lá trầu gọi là lá trù...
Người đối diện bỗng tủm tỉm:
- Rứa eng có biết tên eng ngài Hà Tịnh kêu là chi khôông hè? (Thế anh có biết tên anh người Hà Tĩnh gọi là gì không vậy?)
Đậu ta lúng túng, đỏ mặt, im lặng bỏ đi.

(Theo anh Nguyễn Sĩ Hồ)

11. Con nào đực, con nào cái?

Mấy thầy đồ vùng Nghi Xuân đang vui chuyện, Nguyễn Xuân ÔnQuê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Star1 ghé qua, cười và xen vào:
- Các thầy quả là thông kim, bác cổ. Vậy xin các thầy giảng cho, trong câu ca dao "Bò đen húc lộn bò vàng", con nào đực, con nào cái?
Các thầy cười to:
- Cụ hỏi lẩn thẩn thế. Câu hát của mục đồng là "Bò đen húc lộn bò vàng/Hai con húc chắc đâm quàng xuống sông", là hát cho vui, làm gì có chuyện phân biệt con nào đực con nào cái!
Nguyễn Xuân Ôn đứng dậy:
- Ấy thế mà có phân biệt đấy. Các thầy đọc kỹ đi.
Mấy thầy thay nhau đọc to lên mấy lần. Quả nhiên, bò vàng là bò cái thật!
---------------------
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Star1 Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889), hiệu Ngọc Đường, Hiến Đình, Lương Giang, nhân dân thường gọi ông là Nghè Ôn; là quan nhà Nguyễn và là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ - Tĩnh cuối thế kỷ 19.

(Theo anh Nguyễn Bá Hành)

12. Cạ cọ đuội, cạ cọ cuộng?

Lại chuyện ở một làng nọ thuộc huyện Nghi Xuân. Một nhà nọ bị mất trộm cá, nghi hàng xóm bắt trộm nên kiện quan. Quan mời cả lên hỏi ri:
- Nhà mụ mất cái gì?
- Nhạ em mất cạ!
- Sao mụ biết hàng xóm lấy?
- Dạ, chính mộm nọ nọi hôm nay nhạ nọ ăn cơm cạnh bụng vợi cạ!
Quan hỏi chị tê:
- Nhà mụ bữa nay ăn cơm với cái gì?
- ********** ni nhạ em ăn cơm vợi cạ!
Quan tuyên đánh 15 roi vì tội ăn trộm của hàng xóm. Chị ta không chịu, một mực thảm thiết kêu oan. Quan giật mình, hỏi lại:
- Cạ của mụ mất có hình dáng ra sao?
- Bẩm quan, cạ nhạ em cọ đuội!
Chị tê cười rú lên:
- ********** ni nhạ em ăn cơm vợi cạ, mạ lạ cạ cọ cuộng! Quan xuộng nhạ em, em cho quan cọi vượn cạ nhạ em!
Quan tuyên chị ta trắng án rồi bãi toà.

Nguyễn Hoàng

13. Đi coi chiếu bóng

Nhân viên bán vé ở rạp nói với 1 ông ở Hà Tĩnh đi coi chiếu bóng:
- Tôi thấy ông đi xem 1 mình mà cứ mua đi mua lại vé làm gì? Đây là chiếc vé thứ 3 rồi.
Ông ta cãi lại:
- Nhoọc quá! Tui mang vé như ni vô cựa, lại có thằng mô chặn đàng lại, lấy vé cụa tui xé đi mất toi. (Mệt quá! Tôi mang vé này vào cửa, có thằng nào đó chặn đường lại, lấy vé của tôi xé đi mất rồi!)
-
!?!?!?

(Theo anh Nguyễn Bá Hành)

14. Tau có que rồi!
Một bác Hà Tĩnh ra Hà Nội thăm con, đang đi chơi phố thì bị đau bụng, ngó tới ngó lui thấy cái bốt gác có anh công an ngồi trong đó, cứ tưởng hố xí, đi đi lại lại, ý chờ anh này xong để vào. Anh công an lại nghĩ bác ta đến khiếu nại việc gì, liền hỏi:
- Giấy bác đâu?
Ông ta trả lời:
- Khôông, tau có que rồi! (Không, tao có que rồi! - Ở Hà Tĩnh, nhiều vùng quê không dùng giấy khi đi cầu mà dùng que bằng tre hay nứa)

(Theo anh Thuận An)

15. Qua cầu xe cộ đi chậm lại?

Một anh chàng lái xe người Hà Tĩnh, ra Gia Lâm nhận xe mới. Khi về, qua cầu Long Biên, khoái quá nên anh ta vẫn phóng ào ào. Công an thổi còi chặn lại:
- Anh không thấy cái biển hai đầu cầu sao?
Anh chàng hớn hở:
- Chộ chơ răng khung chộ hè! (Thấy chớ sao không thấy!)
- Anh có biết trên đó viết gì không?
Chàng ta trố mắt ngạc nhiên:
- Trời ơi! Đi mần công an mà khung biết trự à? Tội hè! Trên nớ viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có từng đó mà cụng khung đọc được! (Trời ơi! Đi làm công an mà không biết chữ à? Tội quá! Trên đó viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có chừng đó mà cũng không đọc được!)
- Thế tại sao anh vẫn phóng ào ào?
- Đó là nói xe cộ. Xe tui xe mới mà!
(Anh lái xe hiểu theo kiểu Hà Tĩnh: cộ là cũ)
- ?!?!?

Nguyễn Hoàng



p/s cấm chém nha'


1- MỜI CÁC BÁC VÀO ĂN HÀNG

Bữa nọ có đoàn cán bộ đi công tác ghé qua huyện Nghi lộc quê choa, đoàn ghé vào quán bên đường ở thị trấn "quán bàu", ở đó có 02 quán của hai mẹ con bán hành điểm tâm sáng

Người mẹ ra mời khách :

-Mời các bác vào xơi ạ

Trong lúc đoàn khách còn lưỡng lự chưa biết vào quán nào thì bà mẹ liên nói :

- Các bác cứ yên tâm vào mà xơi chứ bảo đảm "háng " của mẹ cũng "nòng" mà "háng" của con cũng "nòng"

Các bác đoàn khách là người phương xa liên "đỏ mặt" nhưng lúc đó có một anh thanh niên biết tiếng địa phương giải thích là do vùng này họ nói như vậy "háng" tức là hàng và "nòng" tức là nóng; À ra vậy các bác thở phào

Tiếng Việt ta là vậy đó

Tặng các bác câu thơ "bút tre"

"Liên hoan có mấy quả chuồi

Anh đi em nhớ cái "b..." (buổi) hôm qua"



2- Và các bác ạ một chút kinh nghiệm nhé, kinh nghiệm này thật hay đối với những ai mà làm công tác đối ngoại, đặc biệt là người phát ngôn cho một cơ sở đơn vị nào đó, cứ lúc nào thấy "bí" thì bảo "Tại ở Việt nam nó thế " ấy mà .

Câu này học được từ một "vị" đầy tớ trung thành của nhân dân VN đấy các bạn ạ; Các bạn thấy chí lý không nào?

3- Đố các bác biết nhé:

Theo thuyết tiến hóa thì từ con vượn người tiến hóa thành con người phải trải qua một quá trình tiến hóa, sinh tồn lâu dài và nghiệt ngã phải không ? Vậy các bác chỉ dùm tôi :

- Thế từ con người lịch sự thế kia trở thành con khỉ thì qua cái gì ?

- Và từ con người lịch sử kia biến thành khỉ (hay con dã thú) thì mất bao lâu nhỉ ?









Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch   Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Quê Hương - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Giáp Văn Thạch
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HỒN THƠ VIỆT :: THƯ VIỆN THƠ CA :: NHỮNG BÀI THƠ PHỔ NHẠC-
Chuyển đến