HỒN THƠ VIỆT
Đăng nhập để khỏi phải bị quảng cáo quấy rầy!
HỒN THƠ VIỆT
Đăng nhập để khỏi phải bị quảng cáo quấy rầy!
HỒN THƠ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HỒN THƠ VIỆT

DIỄN ĐÀN NHỮNG NGƯỜI YÊU THƠ VIỆT NAM, YÊU TÂM HỒN THƠ ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC VIỆT
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» HƠN 3.000 BÀI THƠ TÌNH PHẠM BÁ CHIỂU
VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeYesterday at 4:42 pm by phambachieu

» THƠ HÀ MINH GIANG
VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeYesterday at 3:38 pm by haminhgiang

» Thơ Nguyên Hữu
VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeThu Apr 25, 2024 6:57 pm by Nguyên Hữu

» Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeWed Apr 24, 2024 4:10 pm by Nguyễn Thành Sáng

» THƠ VUI PHẠM BÁ CHIỂU
VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeFri Apr 12, 2024 3:54 pm by phambachieu

» THƠ THANH HUONG
VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeFri Mar 22, 2024 12:23 am by thanhhuong

» thotranbichhat
VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeTue Mar 12, 2024 4:08 pm by tranbichhat

» BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN
VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeWed Mar 06, 2024 10:16 am by duynd779

» Buy Cigarettes Online in Australia with Smokoo.com.au
VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeTue Feb 13, 2024 12:20 am by jeuxlplus

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Top posters
Nguyễn Thành Sáng
VỊNH SỬ - Page 3 Poll_leftVỊNH SỬ - Page 3 Poll_centerVỊNH SỬ - Page 3 Poll_right 
buixuanphuong09
VỊNH SỬ - Page 3 Poll_leftVỊNH SỬ - Page 3 Poll_centerVỊNH SỬ - Page 3 Poll_right 
haminhgiang
VỊNH SỬ - Page 3 Poll_leftVỊNH SỬ - Page 3 Poll_centerVỊNH SỬ - Page 3 Poll_right 
Nguyên Hữu
VỊNH SỬ - Page 3 Poll_leftVỊNH SỬ - Page 3 Poll_centerVỊNH SỬ - Page 3 Poll_right 
Lê Hải Châu
VỊNH SỬ - Page 3 Poll_leftVỊNH SỬ - Page 3 Poll_centerVỊNH SỬ - Page 3 Poll_right 
phambachieu
VỊNH SỬ - Page 3 Poll_leftVỊNH SỬ - Page 3 Poll_centerVỊNH SỬ - Page 3 Poll_right 
thanhhuong
VỊNH SỬ - Page 3 Poll_leftVỊNH SỬ - Page 3 Poll_centerVỊNH SỬ - Page 3 Poll_right 
thanhtracnguyenvan
VỊNH SỬ - Page 3 Poll_leftVỊNH SỬ - Page 3 Poll_centerVỊNH SỬ - Page 3 Poll_right 
thamthyphuong
VỊNH SỬ - Page 3 Poll_leftVỊNH SỬ - Page 3 Poll_centerVỊNH SỬ - Page 3 Poll_right 
lehong
VỊNH SỬ - Page 3 Poll_leftVỊNH SỬ - Page 3 Poll_centerVỊNH SỬ - Page 3 Poll_right 
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 190 người, vào ngày Tue May 10, 2016 8:24 pm
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of HỒN THƠ VIỆT NAM on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of HỒN THƠ VIỆT on your social bookmarking website
Most Viewed Topics
BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN
Tập Thơ Chọn Lọc - Nhất Lang (Nguyễn Thành Sáng)
MÙA THU CÂU CÁ
THƠ ĐÙA Ả BÁN CHIẾU: GIAI THOẠI NGUYỄN TRÃI - NGUYỄN THỊ LỘ
ĐIỂN TÍCH - HOA ĐÀO NĂM NGOÁI CÒN CƯỜI GIÓ ĐÔNG
Thơ Nguyên Hữu
THƠ HÀ MINH GIANG
TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
Cứ mỗi độ thu sang - nhớ lại bài thơ chủ điểm mùa thu sách tập đọc lớp 1
HOA GIEO TỨ TUYỆT
Statistics
Diễn Đàn hiện có 610 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: laolaoconuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 22242 in 6005 subjects
trang thơ hay
http://lucbat.com/
Diễn Đàn

 

 VỊNH SỬ

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeFri Jun 09, 2017 9:30 pm

Trích dẫn :
VỊNH SỬ - Page 3 20140225214637000000-tranthaitong1
51- TRẦN THÁI TÔNG

Bên nhà bên nước nặng tơ vương
Day dứt lòng ai khó chọn đường

Quét Thát đã từng vang khắp cõi
Trừ Chàm đâu chỉ rạng riêng phương
Nhất triều hợp sức dân thêm thịnh
Tam giáo hòa tâm nước được cường
Khuyến học đào sông tiềm lực vững

Mở đầu dựng nghiệp đã nêu gương.

BXP 30/5/2017
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeTue Jun 13, 2017 10:01 am

Trích dẫn :
VỊNH SỬ - Page 3 20140227003543000000-tranthanhtong
52- TRẦN THÁNH TÔNG

Hoàng đế triều Trần hiệu Thánh Tông
Ba lần có mặt chống Nguyên Mông
Ngoại giao trí tĩnh gìn trăm ngả
Nội trị tâm nhu nức vạn lòng
Giỏi Pháp làu nho đời tỏa rạng
Bền nhà vững nước nghiệp khai thông
Gương cha phát triển truyền con cháu
Đức độ hiền nhân xứng Lạc Hồng.

BXP 01.6.2017
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeTue Jun 20, 2017 9:21 pm

Trích dẫn :
53- GIẾNG GIẰNG

Trải tháng năm dài nặng ước mong
Bùn hôi nước vẩn đã khai dòng
Ấm diều chim đến lùm đa rộng
Mát dạ người về nước giếng trong
Trụ cũ vừa xây bừng mấy tích
Đình nay lại dựng nức bao lòng
Mưu sinh khắp nẻo giờ thăm cội
Những buổi quây quần có thích không?

BXP 14.6.2017
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeThu Jul 13, 2017 2:08 pm

Trích dẫn :
54- Đô ĐỐC ĐẶNG XUÂN BẢO

Tin cậy giao nhằm hướng chính phương
Hữu quân* Đô đốc tỏ can trường
Bành voi đặt pháo binh Nam mạnh
Rơm ván nhào bùn xác Mãn chương
Táo bạo xông (Ngọc) Hồi Kỳ tận lối *
Thông minh rẽ (Đầm) Mực Nghị cùng đường
Sa cơ lỡ vận lao cầm cố
Tuyệt thực năm ngày để tiếc thương!

BXP 20.6.2017

* Kỳ là tên tục Lê Chiêu Thống
Chiêu Thống không trực tiếp tham gia chiến sự, dựa vào binh lực của Tôn Sỹ Nghị giúp để lập lại cơ đồ. Nghị & Kỳ “tuy hai nhưng một”, Nghị cùng đường thì Kỳ cũng tận lối.   
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeThu Jul 13, 2017 2:10 pm

VỊNH SỬ - Page 3 250px-Tr%E1%BA%A7n_Quang_Di%E1%BB%87u
Tượng thờ Thái phó Trần Quang Diệu trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định)
55- THIẾU PHÓ TRẦN QUANG DIỆU

Đánh hổ mà nên nghĩa vợ chồng
Cùng phò minh chúa một lòng trung
Sông Xoài (Mút) quét Thái tâm tràn dũng
Đồn Ngọc (Hồi) truy Thanh sức dậy hùng
Diệt vạn binh Tôn ngời chiến tích
Tha ngàn lính Võ xứng quân công
Cực hình thảm khốc không mờ nổi
Lồng lộng tầng cao dáng đứng tùng

BXP 26.6.2017

Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeThu Jul 13, 2017 2:12 pm

43- ĐÔ ĐỐC LONG

Gửi nén tâm hương ngỏ nỗi lòng
Nhớ người Đô đốc gọn tên : “Long”
Rạch Gầm đuổi Thái phô thần dũng
Khương Thượng trừThanh tỏ sức hùng
Một thuở tiền nhân đà biết tướng
Muôn đời hậu thế chẳng quên ông
Dẫu không bia đá, mờ trang sử
Vẫn sáng uy danh giống Lạc Hồng.

BXP 04.8.2016

Tôi đã có bài thơ Đô đốc Đặng Tiến Đông, ca ngợi một Đô đốc có tiểu sử rõ ràng. Theo GS Phan Huy Lê đây có thể là Đô đốc Long, nhưng theo nhà báo Trúc Diệp Thanh là Đặng Văn Long.
Đặng Tiến Đông, Đặng Tiến Giản, Đặng Văn Long. Nguyễn Tăng Long, Lê Văn Long … thật rối bời, chưa có ý kiến nào đủ sức thuyêt phục tất cả.
Tôi viết bài thơ này nói về vị Đô đốc mà sách Hoàng Lê nhất thống chí và Đại Việt sử ký toàn thư nói đến : Đô đốc Long!


Sửa lại bài ĐÔ ĐỐC LONG
Đô ĐỐC ĐẶNG VĂN LONG

Hội ngộ duyên trời có phải không?
Thợ rèn – Đô đốc tự Văn Long? *
Tim hồng luyện sắt phô tâm dũng
Áo trắng vung gươm tỏ sức hùng
Một thuở tiền nhân đà biết tướng
Muôn đời hậu thế chẳng quên ông
Dẫu không bia đá, mờ trang sử
Vẫn sáng uy danh giống Lạc Hồng.

BXP 04.8.2016
* Đô đốc Long với chiến công lừng lẫy : Chỉ huy một cánh quân (nhờ mưu kế đánh lạc hướng của Quang Trung hỗ trợ) đã đánh mạnh theo hướng Khương Thượng, Sầm nghi Đống phải tự vẫn, ông tiến thẳng vào Thăng Long trước đón vua Quang trung)
Đô đốc Long là ai? Có nhiều giả thuyết nhưng cho tới nay chưa có một giả thuyết nào đủ sức thuyết phục tất cả. Tôi làm thơ về Đô đốc Dặng Văn Long theo Wikepea, đúng hay sai là việc của các nhà làm sử.

Tôi không sửa vào bài cũ mà đăng cả ở đây để bạn đọc tiện theo rõi.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeThu Jul 13, 2017 2:13 pm

Trích dẫn :
VỊNH SỬ - Page 3 VuVanDung
56- ĐẠI Đô ĐỐC VŨ VĂN DŨNG

Thất hổ đi đầu quét Nguyễn tông
Vũ Văn (Dũng) Đô đốc tỏ anh hùng
Thanh triều đi sứ vang thành quả
Việt quốc truy thù vọng chiến công
Bắt tướng trừ Tuyên lòng đã vững
Tha quân diệt Tánh ý luôn đồng *
Trời Tây xế bóng khôn bề trụ
“Vua sáng tôi hiền” … nặng nhớ mong.

BXP 29.6.2017

* Trần Quang Diệu & Vũ Văn Dũng cùng vây thành Quy Nhơn buộc Võ Tánh phải tự tử, TQD vào thành đã tha cho tướng sỹ dưới quyền của VT mà không giết. Việc làm nhân hậu này nếu không được VVD đồng thuận cũng không thực hiện được. Cùng một sự việc nhưng mang hai ý khác nhau nên không thể gọi là “Trùng”. 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeFri Jul 14, 2017 9:57 pm

Trích dẫn :
57- ĐÔ ĐỐC PHAN VĂN LÂN

Ẻo lả thư sinh – võ tuyệt phần
Nội Hầu dũng tướng tự Văn Lân
Quy Nhơn hậu bị tìm mưu cáo
Khương Thượng tiên phong tỏ sức thần
Dũng mãnh bền gan đường giết giặc
Kiên trì vững chí nẻo chăn dân
Những khi được thưởng đem phân hết
Chia sẻ cùng nhau chẳng ngại ngần.

BXP 5.7.2017


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon Jul 17, 2017 2:28 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeFri Jul 14, 2017 9:58 pm

Trích dẫn :
58- ĐÔ ĐỐC NGUYỄN VĂN LỘC

Duyên trời gặp gỡ tỏ hùng anh
Thất hổ Tây Sơn phận đã dành
Mở lối tìm truy cuồng loạn Nguyễn
Ngăn đường tháo chạy khốn cùng Thanh
Xưa từng một ngựa tan Cầu, Thế
Nay lại đơn thân chặn Duyệt, Thành
Chí muốn vì vua khôi phục nghiệp
Sợ rằng dân khổ … phải mai danh. *

BXP 11.7.2017

* Đây là nét độc đáo của Nguyễn Văn Lộc. (Lời của Nguyễn Quang Huy, bạn cùng đi ẩn tích):
“…Nhà Tây Sơn đã không còn nữa thì chúng ta tận trung với ai? Bầy tôi của vua Lê Chiêu Thống bo bo giữ lòng trung với cố chủ, nổi dậy đánh ở miền bắc, hết lớp này đến lớp khác đã chẳng lợi gì cho nhà Lê mà còn làm khổ dân hại nước. Phải nghĩ đến dân đến nước trước. Không có thể làm lợi cho dân, cho nước thì nằm yên chớ đừng nên gây rối thêm. Trung với một người, một nhà, mà làm khổ cho dân cho nước thì trung ấy, kẻ chân chính không nên nghĩ đến. Trung ấy không phải là trung”. Nguyễn Văn Lộc đã hiểu ra và nghe theo.


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon Jul 17, 2017 2:29 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeMon Jul 17, 2017 2:26 pm

Trích dẫn :
VỊNH SỬ - Page 3 Img_0143_500
59- ĐẠI TƯ MÃ NGÔ VĂN SỞ

Ích Quốc công Ngô trí-dũng-hùng
Dưới triều thánh đế hiệu Quang Trung
Trừ Xiêm diệt Nguyễn chân không mỏi
Quét Trịnh truy Thanh gối chẳng chùng
Tổng trấn … chiêu an nhân đức tỏ
Trưởng đoàn…chúc thọ chức quyền trưng *
Một đời cống hiến Tây Sơn nghiệp
Vướng nỗi hàm oan khó giải cùng.

BXP 13.7.2017

* Trong quan hệ ngoại giao với triều Thanh, Ngô Văn Sở có vị trí rất quan trọng. Buổi đầu đàm phán không có NVS phía Thanh đã đòi phải có NVS. Việc tìm người đóng giả Quang Trung là gợi ý của đoàn Phúc An Khang, tất nhiên phải dấu Càn Long, nếu CL biết thì trước hết PAK phải tội. Khi biết tin vua Quang Trung (Giả) đã lên đường sang Yên Kinh dự lễ bát tuần thượng thọ của mình, vua Càn Long rất phấn khởi, liên tục cho ngựa chạy trạm ra ban thưởng. Sự có mặt của NVS trong đoàn khiến vua Càn Long đặc biệt chú ý, vì biết NVS là đại thần trụ cột của Tây Sơn, lại đang cai quản toàn cõi Bắc Hà. Đại tư mã Ngô Văn Sở được thưởng một cái mũ san hô tam phẩm. Điều này chứng tỏ cái chức cái quyền của NVS đã được “trưng” ra với mọi người.


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon Jul 17, 2017 2:29 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeMon Jul 17, 2017 2:26 pm

Trích dẫn :
60- ĐÔ ĐỐC NGUYỄN VĂN TUYẾT

Sống quen du thủ rất ngang tàng
Gặp được duyên trời võ giỏi giang
Chạy ngựa đường sơn tươi trí cả
Điều binh lối thủy rạng trang vàng
Tâm mê xả bỏ tên còn vọng
Chúa sáng theo về tiếng mãi vang
Cuộc chiến sau cùng bên cạnh vợ
Phụng thư-dũng tướng dáng huy hoàng

BXP 16.7.2017

Hai câu mở : NVT vốn là đầu đảng một nhóm côn đồ gây rối ở chợ, duyên may gặp được Trần lão, học võ, sau lấy Trần Thị Lan là cháu gái Trần lão, chị gái vợ Nguyễn Nhạc, là một trong Ngũ phụng thư.
Hai câu kết : Trong trận chiến cuối cùng với quân Nguyễn Ánh, hai vợ chồng sát cánh bên nhau bảo vệ vua Cảnh Thịnh, NVT bị đạn pháo tử tận, Trần Thị Lan cùng Thái hậu Bùi Thị Nhạn tựa lưng vào nhau chiến đấu, lực cùng, bị bắt, hai người không chịu nhục đã cùng quyên sinh.


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon Jul 17, 2017 2:30 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeMon Jul 17, 2017 2:27 pm

VỊNH SỬ - Page 3 Image2
NỮ ĐÔ ĐỐC BÙI THỊ XUÂN


Một lần đánh hổ bén duyên anh
Chung dạ phò vua phận kết thành
Sức trẻ kiên cường truy quét Thái
Tâm hùng dũng mãnh tiễu trừ Thanh
Oai phong lưỡi kiếm xông thù diệt
Lẫm liệt bành voi hướng nghiệp giành
Mặc Ánh điên cuồng trong rửa hận
Hình Bà sống mãi với muôn xanh

BXP 16.7.2017


* Đô đốc Bùi Thị Xuân thường được chiến đấu bên chồng, từ trận Rạch Gầm chống Xiêm đến trận chống Thanh, cùng ở đạo Trung quân dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quang Trung. Sau khi vua Quang Trung mất, vua Cảnh Thịnh nối ngôi còn nhỏ, Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền làm cho nội bộ lục đục, triều chính suy yếu dần …Bà cùng chồng đã chiến đấu ngoan cường bảo về triều Tây Sơn, sau sức cùng lực kiệt đều bị bắt. Nguyễn Ánh đã trả thù rất tàn khốc : chồng bà bị lột da, bà và con gái 15 tuổi bị voi giày.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeThu Jul 20, 2017 3:06 pm

Trích dẫn :
VỊNH SỬ - Page 3 200px-Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_K%E1%BB%B7
Tượng thờ Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định)
62- TRUNG THƯ LỆNH TRẦN VĂN KỶ

Duyên trời hội ngộ đấng minh vương
Được cận kề bên khắp nẻo đường
Dâng kế ôn hòa gìn cốt nhục
Hiến người tài giỏi giữ triều cương
Phương Nam diệt Nguyễn mong bình định
Phía Bắc trừ Thanh quyết quật cường
Xót nỗi vua hiền sao đoản mệnh
Cơ đồ phải chịu cảnh tang thương

BXP 19.7.2017

Trần Văn Kỷ là một Hạnh thần của vua Quang Trung, người ta ví cuộc hội ngộ của Quang Trung-Trần Văn Kỷ là sự lặp lại của lịch sử cuộc hội ngội Lê Lợi-Nguyễn Trãi.
Trần Văn Kỷ xứng đáng là nhân vật ưu tú, con chim đầu đàn của tầng lớp trí thức yêu nước thời bấy giờ. Bởi ông đã có những đóng góp to lớn:
+ Là người đảm nhận việc tổ chức bộ máy nhà nước (triều Tây Sơn).
+ Là người tham mưu trong công cuộc đánh đuổi quân Thanh.
+ Là người có công hàn gắn mối quan hệ giữa Nguyễn Nhạc & Nguyễn Huệ, chấm dứt được cuộc nội chiến tương tàn.
+ Là người bày kế sách trừ họa quyền thần Bùi Đắc Tuyên.
Ông bị Nguyễn Ánh bức tử và chu di ba họ.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeTue Jul 25, 2017 3:55 pm

VỊNH SỬ - Page 3 250px-NguyenNhac 
63- 
THÁI ĐỨC HOÀNG ĐẾ


Dựng cờ khởi nghĩa sớm thành công
Lãnh tụ Tây Sơn Trí-Dũng-Hùng
Giả bắt – Thần mưu đường tiếp mở (1)
Trá hàng – Diệu kế lối khai thông (2)
Cơ nhà lấy trí truyền hai trẻ (em) (3)
Nghiệp nước dùng nhân hội vạn lòng (4)
“Cao tổ Đường Uyên” giờ lặp lại (5)
Muôn đời hậu thế biết ơn ông.

BXP 22.7.2017
(1) Giai đoạn đầu đánh Quy Nhơn : Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân khiêng đến nói là đã bắt được Nguyễn Nhạc … , đánh lừa bắt được Tuần phủ Tuyên và chiếm thành.
(2) Hè 1775, trá hàng quân Trịnh, thoát khỏi thế “lưỡng đầu thọ địch”, rảnh tay tiến về Nam diệt họ Nguyễn.
(3) Tuổi cách khá xa hai em, từng trải và nhiều cơ mưu, rất có uy với hai em.
(4) Vốn là một nông dân, rất cảm thông nỗi khổ của người nghèo, đã nêu khẩu hiệu “Tưới mưa dầm khi hạn; kéo cùng dân xa chốn lầm than” nên đã nhanh chóng tập hợp được nhiều người ủng hộ.
(5) Cao tổ Lý Uyên biết rút lui đúng lúc nhường quyền lại cho con dựng lên nghiệp lớn nhà Đường, Nguyễn Nhạc cũng rút lui đúng lúc nhường lại đế hiệu cho em, tạo lên cơ nghiệp rực rỡ của Quang Trung.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeTue Jul 25, 2017 3:55 pm

VỊNH SỬ - Page 3 272px-NguyenLu
64- TUỔI TRẺ ANH HÙNG (阮侶1754-1787)

Sáng mãi muôn đời : núi Lãnh Lương (1)
Tây Sơn “thực túc” mới “binh cường”
Hậu cần đã vọng danh Tư Lữ
Thống soái (2) còn rền tước Định Vương
Chị bảo : Quân no nhờ nhẫn nại (3)
Trưởng răn : Tướng giỏi bởi khiêm nhường
Dẫu rằng mệnh yểu đời ghi nhận
Tuổi trẻ anh hùng đáng biểu dương.

BXP 23.7.2017

(Thơ viết dựa theo DTVN của Nguyễn Khắc Thuần)
(1) Ở Tây Sơn có hai ngọn núi mang tên Nguyễn Nhạc, một ngọn mang tên Nguyễn Huệ, mà không có ngọn núi nào mang tên Nguyễn Lữ, nhưng sự nghiệp của ông lại được dân trìu mến dùng làm tên gọi cho một ngọn núi ở Tây Sơn : Núi Lãnh Lương (tức núi Đồng Phong cũ)
Nguyễn Lữ được Bộ chỉ huy giao làm tướng Hậu cần ngay khi còn ở tuổi vị thành niên, từ thời kỳ đầu chuẩn bị khởi nghĩa vô cùng khó khăn. Nguyễn Lữ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ : Một phần quan trọng của sức mạnh Tây Sơn đã nảy sinh từ sự chăm lo chu tất của Nguyễn Lữ.
(2) Khi Tây Sơn phát triển mạnh mẽ, trong 5 lần tấn công vào Gia Định Nguyễn Lữ từng một lần là Tổng chỉ huy, một lần là Đồng chỉ huy, tỏ ra là vị tướng cầm quân xuất sắc, lập được nhiều chiến công rực rỡ. 
(3) Chị ở đây là vợ lẽ của Nguyễn Nhạc, người trực tiếp cộng tác với Nguyễn Lữ trong công tác Hậu cần. Về danh, Nguyễn Lữ là tướng chỉ huy, về phận, NL mới ở tuổi vị thành niên, lại là em nên cần “chị bảo”. Công việc chính là chăm sóc cho quân no (thực túc binh cường), mà ở thời kỳ đầu lại vô cùng khó khăn nên cần “nhẫn nại”.
Ông qua đời năm 1787, thọ 33 tuổi.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeTue Jul 25, 2017 3:56 pm

VỊNH SỬ - Page 3 Cam%2Bhoai%2B3
65- ĐẶNG DUNG
(Danh tướng Hậu Trần)

Một lưỡi gươm thiêng ánh chói lòa
Hậu Trần danh tướng xứng ông cha
Kiên gan giết giặc ôm thù nước
Vững chí phò vua xả hận nhà
Sông Ái(1) tâm hùng gương mãi tỏ
Đất Tầu phận mỏng lệ còn sa
“Trời nuông Trương Phụ”(2) muôn đời tiếc
Nhưng vẫn còn đây : “nại lão hà” (3) 

BXP 24.7.2017

(1) Ái Tử, nay thuộc huyện Triệu Phong, Quảng Trị. (theo Nguyễn Khắc Thuần)“Khi đôi bên quân nam và quân bắc đang cầm cự nhau thì Đặng Dung bí mật dùng bộ binh và tượng binh mai phục, đúng nửa đêm thì bất ngờ đánh úp vào doanh trại của (Trương) Phụ. (Đặng) Dung đã nhảy lên thuyền của (Trương) Phụ và định bắt sống (Trương) Phụ nhưng lại không biết mặt để có thể nhận ra hắn, vì thế, (Trương) Phụ liền nhảy sang thuyền nhỏ chạy thoát”. ĐVKTT
(2) Khâm Định Việt sử thông giám cương mục chép tương tự và hạ bút viết lời tiếc rẻ: ''Trời nuông tha Trương Phụ!''
(3) Trích câu đầu bài Cảm hoài : Thế sự du du nại lão hà?(世事悠悠奈老何)
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09




Tổng số bài gửi : 3199
Join date : 13/08/2013

VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitimeMon Aug 07, 2017 2:36 pm

Trích dẫn :
VỊNH SỬ - Page 3 9k=
MẠC THÁI TỔ


Nhớ về Thái Tổ Mạc Đăng Dung
Bứt phá hôn trầm một chữ TRUNG
Giữ phận tôi hiền tâm đã dũng
Giành ngôi chúa giỏi chí thêm hùng
Âm thầm chịu tiếng - cơ đồ thịnh
Khéo léo thu lòng - sự nghiệp hưng
Yêu nước thương dân đời thấu hiểu
Tạo nên trang sử sáng muôn trùng.

BXP 27.7.2017


Mạc Đăng Dung, người khai sáng vương triều Mạc, trải gần 500 năm đã bị những người viết sử của tập đoàn Lê-Trịnh-Nguyễn biếm nhục. Tiêu biểu là sử gia Trần Trọng Kim, đã mạt sát hết lời:
+ Giết vua cướp ngôi, là một nghịch thần
+ Cắt đất dâng cho người, là phản quốc.
+ Cởi trần ra trói mình, quì lạy ở trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú-quí cho một thân mình và một nhà mình, ấy là một người không biết liêm-sỉ.
... Tất nhiên khi chép về sự kiện vua quan nhà Nguyễn lần lượt cắt đất ba tỉnh miền Đông, rồi ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, rồi đầu hàng và dâng cả đất nước Đại Nam cho xâm lược Pháp, thì sử gia Trần Trọng Kim lại chuyển giọng khác.
Sử gia coi đó không phải là chuyện “phản quốc” và “vô liêm sỉ”… mà là chuyện có thể thông cảm được.
Các nhà sử học ngày nay nhận định :
+ Giết vua cướp ngôi, là một nghịch thần
* GS. Trần Quốc Vượng:
Mạc Đăng Dung lấy ngôi vua nhà Lê không phải từ tay một vua Lê anh hùng như Lê Lợi, một vua Lê có học vấn và tài năng lớn như Lê Thánh Tông mà là từ những vua lợn, vua quỷ... Sự thay thế đó là hợp lẽ Đời và Đạo.
* PGS. Trần Thị Vinh (Viện Sử học):
Như triều Lê thay triều Đinh, triều Lý thay triều Lê, triều Trần thay triều Lý, triều Hồ thay triều Trần, và triều Mạc thay triều Lê cũng là điều tất yếu lịch sử
+ Cắt đất dâng cho người, là phản quốc.
ĐVSKTT : Lần 1: “Năm 1528, cắt đất dâng nhân dân hai châu Quy, Thuận và hai tượng người bằng vàng và bạc cùng châu báu, của lạ, vật lạ. Vua Minh thu nhận”.
* Các sử gia ngày nay xác định rõ rằng hai châu Quy Hoá và Thuận An đã mất sang tay nhà Tống từ thời nhà Lý, do hai thủ lĩnh Nùng Trí Hội và Nùng Trí Cao nộp cho Tống.
Lần 2: Mạc Đăng Dung nộp cho nhà Minh 6 động của châu Vĩnh An.
* học giả Nguyễn Văn Siêu đầu thời Nguyễn ở thế kỷ 19, sau khi khảo cứu các sách địa lý Trung Quốc và Việt Nam, đã kết luận: “Mấy động Như Tích thuộc châu Vĩnh An mới có từ niên hiệu Thuận Thiên(Lê Thái Tổ). Nhà Mạc trả lại cho nhà Minh đất cũ đã lấn, không phải là cắt đất để đút lót vậy.”
Trần Trọng Kim thì chép là Mạc Đăng Dung “xin dâng đất 5 động: là động Tê Phù, động Kim Lạc, động Cổ Xung, động Liễu Cát, động La Phù và đất Khâm Châu”.
* Sử gia Trần Khuê : Khâm Châu là đất thuộc Trung Quốc từ trước đời nhà Tống và đến đời Minh, và đến tận ngày nay nó vẫn là đất của Trung Quốc; làm sao Mạc Đăng Dung lại có thể cắt đất dâng nộp phần đất không phải của nước mình?
ĐVSKTT : Lần 2 nộp các động Tê Phù, Lim Lạc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương, La Phù của Châu Vĩnh An trấn Yên Quảng xin cho nội thuộc, lệ vào Khâm Châu
* Tác giả Ngô Đăng Lợi đã trích dẫn sách “Khâm Châu chí” của Trung Quốc cho rằng: “Bảy động Chiêm Lăng, Thi La, Tư Lặc, Liêu Cát, Cổ Lâm, Tư Sẫm, La Phù (tức là những xứ đất dọc biên giới Việt –Trung mà nhà Minh đòi nhà Mạc phải trả lại) nguyên là đất quận Thi La, Chiêm Lãng, Như Tích đời Tuyên Đức nhà Minh, bọn Hoàng Kim Quảng, trưởng động Tư Lẫm làm phản chiếm cứ Tư Lẫm, La Phù, Cổ Sâm, Liêu Cát, nhân đó uy hiếp cả động Tư Lặc cùng tuần ty kênh Phật Đào gồm 9 thôn, đăng dài hơn 200 dặm phụ về nước An Nam…”
Thực tế hoàn toàn không có chuyện Mạc Đăng Dung cắt đất của Đại Việt để dâng cho nhà Minh. Có chăng chỉ là các sử thần Lê-Trịnh vì mục đích chính trị đã xuyên tạc sự thật lịch sử để hạ nhục nhà Mạc mà thôi.
+ Cởi trần ra trói mình, quì lạy ở trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú-quí cho một thân mình và một nhà mình, ấy là một người không biết liêm-sỉ.
* GS. Trần Quốc Vượng: Việc làm của vua Mạc chẳng qua là một hành động “tượng trưng”, (quàng dây lụa vào cổ, không phải là tự trói), một sự “nhún mình” của một nước nhỏ đối với nước lớn trong điều kiện tương quan chính trị ngày xưa (và nên nhớ lúc ấy Mạc Đăng Dung đã thôi ngôi được 10 năm rồi và là một ông già sắp chết (từ Nam quan trở về được mấy tháng thì ông qua đời), ông già này gánh nhục cho con, cho cháu và cho cả nước mà cứ bị mang tiếng mãi!).
Nhờ sự nhẫn nhục của Mạc Thái Tổ,... Đại Việt trên danh nghĩa là lệ thuộc Trung Hoa, nhưng trong thực tế vẫn độc lập một phương được nhà Minh công nhận phong ấn tín,5 đời vua Mạc trị vì 65 năm (1527-1592) ở Thăng Long vẫn cai trị đất đai từ Lạng Sơn trở xuống, đâu có viên tướng Tàu nào bén mảng sang cai trị.
* Tác giả Trần Gia Phụng :"Năm 1533,... Lê Trang Tông sai Trịnh Duy Liễu cùng hơn 10 người đi đường biển từ Chiêm Thành theo thuyền buôn Quảng Đông tới Trung Hoa xin thỉnh cầu nhà Minh xuất quân đánh nhà Mạc. Năm 1536 một lần nữa Lê Trang Tông sai Trịnh Viên yêu cầu nhà Minh đánh họ Mạc.”
Năm 1540 nhà Minh cử Cừu Loan làm tổng đốc, Mao Bá Ôn làm tán lý quân vụ đem 22 vạn binh mã sang ải Nam Quan.
- Thái tổ Mạc Đăng Dung đã lựa chọn một phương thức đấu tranh tổng hợp rất thông minh, vừa làm cho địch đủ ngại ngần, lo sợ, vừa đủ cho thiên triều đỡ mất mặt. Ông lại đặt quyền lợi tối cao của đất nước lên trên sỹ diện cá nhân. Nhờ vậy mà đẩy lùi được 22 vạn quân ngoại xâm và ít nhất một vạn nội phản; mà không tốn một mũi tên, không mất một giọt máu.
Sự nhẫn nhục của Mạc Đăng Dung không những trực tiếp cứu nhà Mạc mà còn gián tiếp cứu nhà Lê trung hưng, bởi nếu nhà Mạc bị nhà Minh diệt như nhà Hồ thì nhà Lê cũng sẽ bị nhà Minh diệt như nhà Hậu Trần.
Đóng góp của nhà Mạc đối với đất nước :
+ Về lĩnh vực kinh tế:Nhà Mạc có chính sách khuyến nông, ưu tiên cấp ruộng đất cho binh lính, chú trọng khẩn hoang, lập làng, đắp đê, cởi mở về nội thương và ngoại thương, đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá.
+ Về lĩnh vực văn hoá: Đã tổ chức được 22 khoa thi, lấy đậu 477 tiến sỹ, 11 trạng nguyên, 12 bảng nhãn, 19 thám hoa, (chỉ đứng sau thời Lê Thánh Tông). Trong đó, tiêu biểu là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, cây đại thụ trùm bóng cả thế kỷ 16, Trạng nguyên Giáp Hải, Nguyễn Thiến.... và bà Nguyễn Thị Duệ là Tiến sĩ nữ đầu tiên của nước ta.
+ Về tư tưởng: từng bước phá bỏ thế độc tôn của Nho giáo khắt khe, xây dựng nhiều đền, chùa, đình... để nhân dân được tự do hơn về tư tưởng, tự do về tín ngưỡng tôn giáo.
+ Về thể chế Nhà nước: Vương triều Mạc chính thức tồn tại với một chỉnh thể quân chủ bao gồm đủ cơ cấu, đủ thành phần giai cấp trong bộ máy lãnh đạo nhà nước. (ban đêm không có trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ mỗi tháng đi kiểm soát một lần, hoặc có sinh đẻ cũng không thể biết là vật của nhà mình. Trong khoảng vài năm, đường xá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường được mùa to, trong cõi bình yên". ĐVSKTT)
+ Chính sách dùng người của nhà Mạc còn được đời sau ca ngợi : đã mạnh dạn sử dụng quan lại cũ của nhà Lê, điển hình là 4 trạng nguyên đỗ thời Lê sơ: Nguyễn Giản Thanh, Hoàng Văn Tán, Ngô Miễn Thiệu, Trần Tất Văn, thu phục nhiều tướng lĩnh giỏi của nhà Lê như Nguyễn Kính, Nguyễn Áng, Vũ Hộ, Phạm Gia Mô... những người đắc lực giúp ông mở ra nhà Mạc.
Không chỉ dám dùng người cựu triều thù địch, nhà Mạc còn dám trọng dụng cả những người từng theo địch trở về. Điều này được các nhà chuyên môn đánh giá rất cao.

GHI NHẬN
+ Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định quy hoạch 10,5ha đất tại xã Ngũ Đoan (đất phát tích nhà Mạc và khu vực Dương Kinh xưa của vương triều Mạc) để xây dựng Khu tưởng niệm Vương triều Mạc và các Vua nhà Mạc, hai vị vua Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông đã được đặt cho tên đường phố ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
+ Nhà sử học Lê Văn Hòe (1911-1968): Mạc Đăng Dung là một người anh hùng lập thân trong thời loạn. Mạc Đăng Dung là người yêu nước thương dân. Mạc Đăng Dung là người có tài ngoại giao.
+ GS. Vũ Khiêu (nguyên Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam):
Nhìn lại những tư tưởng và việc làm của Mạc Đăng Dung ta thấy ông xuất hiện như một bông hoa xuyến tuyết, chọc thủng lớp dày băng giá mùa đông để chào đón mùa xuân của đất nước.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm : “Mừng thấy thời vần đời mở trị / Thái bình thiên tử, thái bình dân”. “Ba đời chúa được phúc tình cờ / Ơn nặng chưa từng báo tóc tơ”. “Xem lại tuổi đời ngoài bảy chục / Chỉ vì già yếu há quên vua”.
Những lời tâm huyết trong thơ của ông khiến người đời sau phải suy nghĩ vì sao ông lại gắn bó với Mạc Đăng Dung và triều Mạc đến thế.
+ GS. Văn Tạo (Viện Sử học): Thành tựu của nhà Mạc không ai có thể phủ nhận được.
+ Trần Khuê (Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm): việc giành lấy ngôi vua từ tay một triều đại, một dòng họ đã suy tàn là hợp quy luật, việc trá hàng nhẫn nhục để giữ yên bờ cõi và bảo toàn chủ quyền là khôn khéo. Còn tội “cắt đất” dâng cho kẻ thù rõ ràng là không có chứng cứ chính xác.
+ TS. Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm): Mạc Đăng Dung thực sự không hề mắc tội phản quốc, trái lại đã góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị – xã hội trong nước cũng như tái lập quan hệ bang giao với nhà Minh.
+ Đại thần Mạc Ngọc Liễn trước khi mất đã dặn lại vua tôi họ Mạc rằng:
"Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng... Dân ta là dân vô tội mà để phải mắc nạn binh đao, sao lại nỡ thế!... Nếu thấy quân họ đến thì ta nên tránh, chớ có đánh nhau, nên cẩn thận mà giữ là hơn. Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng".
Các đời sau họ Mạc đã làm đúng như Mạc Ngọc Liễn dặn lại. Thua trận, phải rời khỏi ngôi cai trị nhưng không cố giành giật lại bằng mọi giá, điều đó nhà Mạc hơn nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn sau này.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





VỊNH SỬ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỊNH SỬ   VỊNH SỬ - Page 3 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
VỊNH SỬ
Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
 Similar topics
-
» Vịnh phong cảnh
» VỊNH BIỂN NHA TRANG
» Vĩnh Biệt Tình Yêu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HỒN THƠ VIỆT :: CÁC THỂ LOẠI THƠ :: THƠ ĐƯỜNG LUẬT-
Chuyển đến