HỒN THƠ VIỆT
Đăng nhập để khỏi phải bị quảng cáo quấy rầy!
HỒN THƠ VIỆT
Đăng nhập để khỏi phải bị quảng cáo quấy rầy!
HỒN THƠ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HỒN THƠ VIỆT

DIỄN ĐÀN NHỮNG NGƯỜI YÊU THƠ VIỆT NAM, YÊU TÂM HỒN THƠ ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC VIỆT
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» HƠN 3.000 BÀI THƠ TÌNH PHẠM BÁ CHIỂU
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeYesterday at 4:42 pm by phambachieu

» THƠ HÀ MINH GIANG
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeYesterday at 3:38 pm by haminhgiang

» Thơ Nguyên Hữu
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeThu Apr 25, 2024 6:57 pm by Nguyên Hữu

» Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeWed Apr 24, 2024 4:10 pm by Nguyễn Thành Sáng

» THƠ VUI PHẠM BÁ CHIỂU
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeFri Apr 12, 2024 3:54 pm by phambachieu

» THƠ THANH HUONG
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeFri Mar 22, 2024 12:23 am by thanhhuong

» thotranbichhat
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeTue Mar 12, 2024 4:08 pm by tranbichhat

» BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeWed Mar 06, 2024 10:16 am by duynd779

» Buy Cigarettes Online in Australia with Smokoo.com.au
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeTue Feb 13, 2024 12:20 am by jeuxlplus

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Top posters
Nguyễn Thành Sáng
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_leftHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_centerHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_right 
buixuanphuong09
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_leftHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_centerHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_right 
haminhgiang
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_leftHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_centerHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_right 
Nguyên Hữu
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_leftHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_centerHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_right 
Lê Hải Châu
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_leftHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_centerHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_right 
phambachieu
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_leftHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_centerHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_right 
thanhhuong
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_leftHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_centerHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_right 
thanhtracnguyenvan
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_leftHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_centerHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_right 
thamthyphuong
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_leftHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_centerHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_right 
lehong
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_leftHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_centerHỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Poll_right 
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 190 người, vào ngày Tue May 10, 2016 8:24 pm
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of HỒN THƠ VIỆT NAM on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of HỒN THƠ VIỆT on your social bookmarking website
Most Viewed Topics
BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN
Tập Thơ Chọn Lọc - Nhất Lang (Nguyễn Thành Sáng)
MÙA THU CÂU CÁ
THƠ ĐÙA Ả BÁN CHIẾU: GIAI THOẠI NGUYỄN TRÃI - NGUYỄN THỊ LỘ
ĐIỂN TÍCH - HOA ĐÀO NĂM NGOÁI CÒN CƯỜI GIÓ ĐÔNG
Thơ Nguyên Hữu
THƠ HÀ MINH GIANG
TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
Cứ mỗi độ thu sang - nhớ lại bài thơ chủ điểm mùa thu sách tập đọc lớp 1
HOA GIEO TỨ TUYỆT
Statistics
Diễn Đàn hiện có 610 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: laolaoconuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 22242 in 6005 subjects
trang thơ hay
http://lucbat.com/
Diễn Đàn

 

 HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI

Go down 
Tác giảThông điệp
Phansiphu




Tổng số bài gửi : 204
Join date : 17/06/2011
Age : 25

HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Empty
Bài gửiTiêu đề: HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI   HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeWed Feb 22, 2012 11:39 pm

TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI

Tôi sinh ra ở làng quê ven biển thuộc đồng bằng Bắc bộ. Quê tôi vốn nghèo khó, người dân sống thật lam lũ.
Huyện Tiền Hải, Thái Bình quê tôi được phân ba vùng rõ rệt. Phía Đông giáp biển tên xã nào cũng có chữ Đông như Đông Lâm, Đông Cơ, Đông Hoàng, …Phía Nam giáp Sông Hồng xã nào cũng có chữ Nam như Nam Thắng, Nam Cường, Nam Thịnh, … Phía Tây các tên xã như Tây Sơn, Tây Giang, Tây Lương, Tây An. Các xã có tên khác lạ như Phương Công, Vân Trường, Bắc Hải, An Ninh, … là được tách từ Kiến Xương gom về Tiền Hải những năm 1960 gì đó.
Tiền Hải là vùng đất mới khai khẩn do công cụ Uy Viễn Nguyễn Công Trứ từ hơn 200 trước. Tại hồ Tây Sơn thôn Hoàng Tân còn đền thơ Nguyễn Công Trứ. Huyện Tiền Hải (trước đây thuộc Nam Định) thành lập trước tỉnh Thái Bình khoảng những 100 năm.
Hồi còn nhỏ tôi nghe có người nói Tiền Hải là trước biển. Lớn lên đọc chữ tôi thấy ghi là Tiền Hải (chữ Hán) có nghĩa là biển tiền, là giàu có.
Làng tôi thuộc khu Đông, hầu hết là dân lập ấp. Dân gốc từ Nam Định sang. Nhà tôi họ Phan, gốc Trà Lũ, (Xuân Trường, Nam Định).
Tôi sinh tháng 03–1962, tức 02- Nhâm Dần tại Đức Cơ, Tiền Hải, Thái Bình. Tôi có xem lại giấy khai sinh bản gốc của tôi chính xác là như vậy – người đứng khai là Nguyễn Thị Ánh – bà nội tôi. Trong giấy khai sinh là Phan Đình Sự chứ không phải Phan Quốc Sự như tôi dùng hiện nay. Tôi hỏi cha tôi sao lại Phan Đình, cha tôi bảo: “Lúc ấy thầy đi vắng bà nội đứng làm giấy khai sinh, bà bảo bố tên Dụng, đặt con tên Dịnh cho dễ nhớ. Sau thầy không chịu tên ấy đặt tên Sự, chữ Dịnh sửa thành Đình”. Hèn chi ngày còn nhỏ, tôi hay bị người ta gọi Dụng Dịnh Dụng Dịnh làm tôi ghét lắm.
Năm 1966 thì nhà tôi chuyển dời từ Đức Cơ ra Đông Minh ở. Sự kiện chuyển nhà tôi nhớ như in.
Tôi hay xâu chuỗi lại những sự kiện theo thời gian để kiểm tra lại trí nhớ. Tôi thật không ngờ tôi có thể nhớ rất rõ những việc khi tôi khoảng 3 tuổi rưỡi.
Nhà tôi sát ngay nhà bác Loát, hai nhà song song, cách nhau khoảng hơn 2 mét. Mỗi nhà có sân riêng xây bờ vỉa rõ ràng. Khoảng giữa hai nhà có làm cái hầm để tránh máy bay – sự kiện này khoảng năm 1965 – 1966.
Ngang tầm tuổi tôi trong xóm (cũng là trong họ) có anh Phương con bác Loát, anh Hưng con bác Huề, chị Bột con bác Hướng. Ngày ấy hầu hết trẻ con lên đến 5, 6 tuổi ở truồng là thường nhưng lại mặc áo ta.
Khi có một chút nhận thức là tôi cảm nhận được ngay sự đói. Lúc nào chúng tôi cũng thấy đói. Khi nào thấy gì là rau, là cây, là củ là có thể cho vào mồm nhai ngấu nghiến được ngay. Bản năng của trẻ con đói là ăn. Lên 3 tuổi đứa nào cũng biết đi ăn chực. Đang chơi bên này nghe thấy bát đĩa leng keng từ bên kia là chúng chạy vội sang, rồi đứng thập thò trước cửa để chờ gọi vào. Người lớn không ai muốn cho con mình đi ăn chực, đi ăn chực là xấu. Cũng chẳng ai muốn trẻ con nhà khác đến ăn chực nhà mình, đuổi thì tội, mà cho ăn thì bớt phần nhà mình.
Tôi nhớ anh Phương hay ăn chực lắm, không hiểu sao lúc nào bụng cũng tròn căng mà đói, mới ăn xong lại ăn được ngay. Anh Nghị bảo anh Phương “bụng cao su”. Sau này có người kể lại tôi nói câu đó. Không phải, tôi nhỏ chưa nói được câu như thế.
Bữa cơm hầu như không có gì ăn ngoài cơm độn và nước mắm cáy. Tôi thích ăn chực cơm nhà bác Loát, cơm độn phần nhiều là cám. Cơm cám thơm, khi cháy lại thơm hơn. Tôi không thích độn khoai lang khô, rất ghét bỏ củ dong hấp vào nồi cơm ăn sường sượng, nhớt nhợt.
Những lúc thanh bình chúng tôi có thể ăn chín bằng nướng khi thì củ sắn, củ dong (khoai lang thì khỏi nướng, ăn sống tiện và ngọt hơn). Mới khoảng 3 tuổi, hoặc hơn một tí mà sao chúng tôi tự nướng khooai được là chuyện lạ kỳ. Tôi và anh Hưng, chị Bột, anh Phương nhiều lần nướng dong. Khoai sắn còn có thể chín chứ dong chín là hơi khó. Mà không hiểu người lớn đâu để chúng tôi vào bếp lửa vậy mà không biết, củi lửa cháy thì sao (?).
Nhớ một lần ba anh em tôi gồm anh Hưng, anh Phương và tôi lấy gạo nấu cơm bằng hộp cao Sao Vàng. Tôi nhớ như in cái hộp bằng sắt tây sáng loáng, đường kính khoảng 2,5cm, dày cỡ 5, 6 ly. Chúng tôi ăn cắp gạo sống, đổ nước vào, đậy nắp, rồi đem vùi vào tro bếp rấm lửa. Khoảng 15 phút lấy ra, để nguội, mở nắp ra thấy cơm chín và thơm lắm. Ba chúng tôi mang cơm ra hàng râm bụt phía tây nhà bác Loát là phía trước nhà bác Huề để chia phần ra các lá râm bụt. Đang hí húi thì gặp bà Bạt, chúng tôi chạy trốn nhưng bà Bạt cầm roi đuổi theo. Lần ấy cả ba chúng tôi đứa nào cũng bị đánh đau có lằn ở đít đau đến mấy ngày trời.


Trẻ con chúng tôi không có đồ chơi mua sẵn. Chúng tôi tự nghĩ ra mà chơi. Trò chơi phổ biến nhất là nghịch đất, là vầy cát, đứa lớn hơn thì biết đánh cù, đánh khăng, đánh đáo…. Tôi cố nhớ lại xem ngày ấy tôi có được ai trông coi không. Hình như không hoặc ít ai đển tâm đến lũ trẻ chúng tôi. Chỉ khi nào đến bữa cơm thì cha mẹ, hay anh chị chúng gọi dậy cả làng “Hưng ơi về ăn cơm…”, “Bột ơi ời, về ăn cơm…”. Ham chơi mới là trẻ con, khi đang mải mê chơi trò gì thì ai gọi chúng cũng chưa muốn về ngay, đứa nọ bảo đứa “kia mẹ mày gọi kìa, đừng thưa nhé. Mày còn nợ tao đấy”. Ngày đó tôi chưa biết đi chơi xa, lũ trẻ chúng tôi chơi chỉ cách xa nhà khoảng vài ba trăm mét là cùng. Nơi tập trung chơi thích nhất là Giáp Ba.
Gọi là Giáp Ba hay Đình Giáp Ba cũng được. Hình như đây vốn là đình làng xay dựng từ những hồi trước hòa bình 1954 hoặc lâu hơn nữa. Sau này lớn lên tôi không thấy thờ tượng thần thánh gì hết. Phía trước đình quay ra hướng nam. Đây là ngôi nhà lợp ngói cổ có phòng để làm lớp học. Chị Tuất tôi học ở đó, chị học lớp ba, ông thầy giáo Chuân chủ nhiệm. Nhiều lần tôi đến trước lớp thập thò xem các anh chị lớn tuổi học. Ở góc đình phía tây bắc có một cái nhà nhỏ, trong đó hay để chiếc thuyền gỗ, lại cũng là nơi để các đòn khiêng quan tài, những đòn khiêng hình đầu rồng vẽ màu xanh đỏ trông sợ lắm. Chúng tôi kháo nhau, ở đấy co ma nên ít đứa nào dám bén mảng đến. Khuôn viên Giáp Ba khá rộng, sân xây gạch. Xung quanh vỉa sân thỉnh thoảng có chỗ gạch vỡ, lại có những phiến đá xanh nhẵn thín kê sát bờ sông để rửa chân hay ngồi chơi.
Chơi pháo đất là trò thú vị của bọn trẻ tuổi tôi. Trò chơi đơn giản, mỗi đứa tự moi đất ở bìa sông để lấy được một nắm đất sét thật dẻo, thật mịn. Từ nắm đất đó người chơi nặn thành một cái nắp như cái bát con. Một đứa hô dõng dạc “một … hai … ba…” thì vung pháo lên cao đập úp mạnh xuống nền sân gạch. Pháo nổ. Ai làm giỏi pháo nổ kêu tiếng “bốp” gọn và giòn. Đặc biệt pháo nổ làm bay mất phần đáy một miếng đất. Miếng đất to bằng nào thì người chơi cùng phải lấy đất của mình đền miếng to bằng ấy. Đền bù không đủ cũng gấy cãi nhau inh ỏi, có khi còn đánh nhau nữa chứ. Xong một bàn chơi, sau khi được đền lại lấy đất vo lại làm pháo để chơi bàn khác. Nắm đất người thắng cứ to dần, nắm đất người thua thì bé dần, bé đến nổi không nặn thành pháo được nữa. Ai hết đất trước thì bị thua.
Mấy đứa trẻ lớn hơn có thể nặn đất thành xe ô tô, thành tượng, thành đồ vật mà chúng tưởng tượng ra. Đồ nặn được phơi khô đến ba bốn ngày nắng thì cứng hẳn có thể bỏ vào túi, khi nào chơi thì lấy ra. Tôi biết trẻ con khoảng trên năm tuổi là có thể biết ăn cắp hoặc phá hoại của nhau. Tôi thấy thằng Húng lấy xe ngựa của anh tôi mà còn cãi, thằng Mạnh đạp lên đồ chơi của anh Dương bị bẹp dí nát bét không còn hình dáng gì…
Chơi trò cun cút cũng hay. Lấy cây tre nhỏ bằng xe điếu, dài khoảng một mét làm cần. Nặn đất dẻo bằng quả sung rồi dính vào đầu cần. Đứng từ bên này bờ hồ, vung sải tay vút một phát là đất bay đi xa đến bốn năm chục mét sang sát bờ bên kia. Đứa nào cút xa là thắng. Bình thường trẻ con chỉ ném xa cỡ 20 đến 25 mét là cùng, chúng cũng thi ném phân thắng thua.
Chúng tôi cũng chơi trò vanh đất, tức lấy miếng đất mỏng khoảng bằng miếng bánh bích quy, nghiêng người liệng đất xuống nước. Ai giỏi có thể làm miếng đất bay lướt trên mặt đất đến chín mười bước nhảy.
Con gái còn bé thì cũng nghịch đất nhưng hầu như chỉ nặn đồ chơi, làm pháo đất. Đứa gái lớn hơn biết chơi đánh chuyền, đánh chắt.
Cứ khoảng bốn năm giờ chiều thì sân Giáp Ba đông như hội. Bọn trẻ chúng tôi cứ thỏa thích mà chơi, chơi đủ các trò đến tối mịt mới về.
Tôi nhớ dịp nào đó vào ngày mùa, người lớn mang lúa ra sân Giáp Ba để trục lúa. Trục là một trụ bằng đá xanh nhẵn thín nặng khoảng đến 70, 80 cân. Hai đầu trụ có ngõng để xỏ tay gông vào đó. Người lớn quàng gông vào vai, người sau lấy cay đẩy phụ nữa để lăn trục đi đè lên lúa. Lăn nhiều lần như vậy thóc sẽ rụng khỏi bông trơ rơm ra. Bọn trẻ thấy rơm thì thích lắm. Đêm ấy có trăng sáng bọn trẻ tôi chơi khuya lắm (người lớn thì vẫn trục lúa hoặc vun thóc), lăn lộn trên rơm, chui vào rơm. Khi về tôi bị mẩn ngứa gãi sần lên rộp cả da đến hàng tháng trời…
(còn tiếp)

_________________
Trăm năm trong cõi người ta,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Về Đầu Trang Go down
Phansiphu




Tổng số bài gửi : 204
Join date : 17/06/2011
Age : 25

HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI   HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeFri Feb 24, 2012 2:25 pm

(viết tiếp dòng trên)
NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH TÔI
Những người xung quanh tôi là nhữngngười trong nhà và hàng xóm
Hồi đó nhà tôi có bảy người đó là bà nội tôi, cha mẹ và ba người con cộng với một người con nuôi ở chung một căn nhà tranh vách đất ba gian.

Bà nội tôi lúc ấy chỉ ngoài năm mươi một tí. Trong mắt tôi, bà nội đẹp. Dáng bà cao, đi đứng thanh thản, da không đen đủi như những bà cùng tuổi ở quê. Bà nội tôi biết làm rất nhiều thứ như xay thóc, giã gạo, thạo những việc không phải của đàn bà như chẻ lạt, đan lát, lợp nhà. Bà tôi lại giỏi cắt khâu, may vá rất. Anh em tôi thường mặc quần áo do bà nội tôi cắt rồi khâu kim bằng tay. Tôi nghĩ bà tôi giỏi và đảm đang vậy là do ông tôi mất sớm, một mình bà tôi phải làm hết và biết lo toan quán xuyến gia đình. Ông nội tôi nghe kể mất từ rất sớm khi cha tôi khoảng 7 tuổi, tức khoảng năm 1944. Ông tôi đi lính Pháp, học về thông tin mãi tận ở bên Pháp (bà tôi kể ông tôi đánh moóc-xơ tạch tè và nuôi chim bồ câu đưa thư hay lắm). Ông tôi đóng quân nhiều nơi như Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang, Tiên Yên,…(có cả đi sang Marốc hay Angiêri nữa). Có lẽ bà nội tôi đi theo ông hay thăm ông nên bà tôi hay kể nhiều chuyện, những câu chuyện đều gắn liền với các địa danh trên. Bà nội tôi tuổi Dần, tức Giáp Dần 1914 (bà gọi là tuổi Rần, theo cách phát âm vùng quê tôi), ông nội tôi cũng tuổi Dần, tức Nhâm Dần 1902. Bà bảo tôi: “Tuổi Rần khổ lắm, khổ về gia đình, con cái. Mày ẩn tuổi ông bà lớn lên cũng khổ đấy con ạ”. Tôi được bà nội chăm sóc nhiều, tôi thích ngủ với bà tôi lắm, nhất là về mùa đông nằm ổ rơm với bà tha hồ ấm.

Cha tôi là thầy giáo, chẳng biết có phải vậy không mà anh em chúng tôi đều gọi cha tôi là thầy. Khi nhà tôi ở Đức Cơ là lúc cha tôi dạy học ở Nam Cường cách nhà đến bảy tám cây số, sau lại về dạy học ở Đông Minh cách nhà chừng năm cây số. Cha tôi ít về nhà, chỉ về chiều thứ bảy, rồi chiều chủ nhật lại phải đi. Ở làng, nếu ai không phải họ hàng đều gọi cha tôi là “ông giáo”. Cha tôi có nhiều bạn đồng nghiệp như chú Lãng, chú Phụng, chú Hứa, cô Tạo,… và có học trò lớn tuổi như cậu Yêm, cô Thiểm. (Cô Thiểm chính là em ruột ông Phạm Văn Trà sau này là Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).
Mỗi lần về nhà cha tôi thường kéo thêm bạn bè, cũng có khi mời ở lại ăn cơm làm phiền đến bà và mẹ tôi. Cha tôi thích ăn diện, quần áo lúc nào cũng tu chỉnh, quần tây, áo sơ mi màu sáng, đầu đội mũ cát rộng vành. Hình ảnh cha tôi trông giống như cậu công tử con quan. Giống ở cách ăn mặc cũng như cách chơi.
Cha tôi không làm việc nhà gì hết. Tôi thấy lúc về nhà cha tôi khi thì câu cá, khi thì đi bắn chim. Bà tôi bảo: “bố mày trốn việc quan đi ở chùa”. Súng bắn chim của cha tôi là cái ống gọi là “xì-đồng” bằng gỗ tròn dài như nòng súng, dài đến khoảng ba mét rưỡi, đường kính lỗ khoảng 8mm, tròn thẳng và nhẵn thín. Đạn của súng làm bằng đất sét trắng phơi khô, hoặc rang lên rồi “lường” thật tròn, “bàn lường” là miếng sắt tây đục nhiều lỗ để lường thô 1, thô 2, thô 3, rồi cuối cùng là lường tinh để cho viên đạn thật tròn, thật nhẵn mới là được, viên đạn ngậm vào miệng dính một tí nước bọt vào môi là dính môi. Cách bắn “xì đồng” không đơn giản, tức là phải giương súng lên gác trên chạc làm bệ tì, hai tay nâng trên nâng dưới thật chắc, ngắm súng dọc theo tầm mắt sao cho trúng mục đích. Viên đạn dính vào miệng rồi ghé sát lỗ súng, chu môi lên, lấy hơi thật khỏe thổi phù một phát, đạn bay đi đánh vèo, rung cả nòng súng phụt ra trúng đích. Tôi thấy cha tôi bắn được chim chích chòe đậu cây mít sau nhà thờ, trước nhà bà Bạt. Đạn trúng chim là nghe đánh “bộp”, lông chim rụng bay lả tả, chim chết rơi tại chỗ. Cha tôi bắn giỏi lắm, tôi thấy cha tôi ngắm thử bắn trúng lắm, nhiều lần bắn vỡ cả bóng đèn, hay lọ mực, một lần bắn bể bình nhà bà Tiệp.
Cần câu cá thì cha tôi có đến mấy cái, cái câu rô, cái câu giếc, cái câu văng câu cá chuối. Tôi thích theo cha đi câu cá nhỏ. Cần câu làm đơn giản bằng cành tre nhưng cốt sao đâu nhỏ, dẻo và rung. Thường cha tôi rắc xuống đó một tí xíu cám rang trên mặt nước để đánh mồi nhử cho cá tập trung lại mới câu. Cha tôi giật câu lia lịa, mỗi lần giật là khi thì chú cá rô, khi thì cá giếc, chủ yếu là cá con nhỏ bằng chiếc lá chè là cùng. Bữa nào câu nhiều tất phải nấu canh, cha tôi thích ăn canh nấu cá, ít khi kho muối. Cha tôi ăn rất nhạt, vậy nên khi ăn chung cùng gia đình cha tôi hay cằn nhằn làm bữa ăn ít khi vui vẻ…

Mẹ tôi là người đàn bà hiền lành chăm chỉ. Anh em chúng tôi gọi mẹ bằng “bầu”, trong làng rất nhiều người gọi mẹ như vậy. Sau này có dịp đi nhiều nơi tôi cũng không thấy ở đâu có cách gọi mẹ như thế. Mẹ tôi ít khi ngồi yên. Thoắt cái mẹ tôi đang ở chỗ này, thoáng lại thấy đến chỗ khác làm việc kia. Tôi khi biết nhận thức một tí là thấy mẹ ban ngày là đi làm vắng nhà. Lúc đó còn bé tôi không hiểu nhà tôi vào hợp tác xã được chia nhiều ruộng không mà sao mẹ tôi, bà tôi, chị tôi đi làm nhiều thế. Những công việc tôi được nghe khi thì đi cấy, đi làm cỏ lúa, khi be bờ đắp đập gì đó. Tôi chưa bao giờ ra ruộng lúa. Lúa nhà tôi thấy cấy ở làn ao, những thân lúa cao nghều gặp dịp nước lớn rũ cả xuống.
Mẹ tôi hay đi bắt cáy lắm. Lúc nhỏ ai hỏi tôi mẹ đi đâu tôi chỉ trả lời độc một câu “bắt cáy”.Cáy bắt về giã ra ướp muối làm mắm. Nước mắm cáy dở òm, nhưng lại là món ăn không bao giờ thiếu trong những bữa ăn. Tôi thích nhất nhìn hình ảnh mẹ tôi chuẩn bị đi bắt cáy. Mẹ tôi mặc áo nâu, mặc quần đen xắn lên đến gối. Cái giỏ đeo ngang hông bằng sợi dây đay bó chẽn ngang lưng làm cho eo thắt lại trông duyên lắm. Cái nẹm để đào cáy trông như cái kiếm giắt vào lưng quần trông giống như những cô du kích đi trận sau này tôi hay được xem tranh vẽ. Dáng mẹ tôi nhỏ, khuôn mặt trái xoan trông cũng duyên lắm.
Thế mà cha tôi chê mẹ…

(còn nữa)

_________________
Trăm năm trong cõi người ta,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Về Đầu Trang Go down
Phansiphu




Tổng số bài gửi : 204
Join date : 17/06/2011
Age : 25

HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI   HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeMon Feb 27, 2012 9:17 am

Trong nhà tôi, chị Tuất hay phải gánh vác công việc khó nhọc. Chị tôi tên là Tuất nhưng không phải tuổi Tuất mà là tuổi Thìn, năm 1952. Chị là con nuôi của cha mẹ tôi. Chị Tuất chính là con ruột của bá Vịnh (chị ruột mẹ tôi), nhà bác bá Vịnh đông con lại nghèo. Đến khi cha mẹ tôi sinh anh Nghị tôi năm 1958 thì chị Tuất về ở hẳn nhà tôi để phụ giúp bế em tức là anh em chúng tôi sau này.
Khi tôi biết thì chị tuất đã mười ba mười bốn tuổi. Chị làm việc cũng nhiều lắm nhưng chậm chạp nên hay bị cha mẹ tôi chê. Khoảng năm 1966 chị mới học lớp ba, có nghĩa là chị đi học rất muộn so với tuổi (Anh Nghị kém chị 6 tuổi mà chỉ học kém chị một lớp). Chị Tuất không gọi cha mẹ tôi bằng "thầy – bầu" như anh em chúng tôi, chị gọi bằng "Chú – Dì".
Chị Tuất hay chơi với chị Hệ con bác Loát, chị Bồng con bác Hướng. Các chị cũng có khi bè phái nói xấu nhau lắm. Có lần tôi thấy chị Tuất bảo chị Hệ: “Đừng chơi với cái Bồng, nó ăn cắp dây cườm của tao”. Thật ra đấy chỉ là những chuyện trẻ con tào lao. Hôm nay "xít" nhau hôm sau lại chơi vói nhau như thường. Các chị có khi ra sông tắm, mặc nguyên cả quần áo xuống sông mà ngụp, mà lặn, mà gội đầu. Lên bờ thì ở truồng nồng nỗng rất vô tư thật không bằng trẻ lên năm bây giờ.
Ngoài những lúc đi học, lúc phải làm việc thì chị Tuất trông và bế anh em tôi. Một lần chị Tuất, chị Hệ mải mê tắm sông gần cầu ông Nhiêu, chẳng biết thế nào mà để tôi trông em tôi (tên là Diện) chơi ngay sát bờ sông. Tôi cõng em nhảy qua lỗ dắm – là cái khe xẻ bờ để chảy qua - bị ngã xuống nước. Nước chỉ xâm xấp thôi nhưng có đất nhão và bùn cũng nguy hiểm cho trẻ con. Có người kêu cứu, hai chị nhảy lên kéo hai anh em tôi lên. Nhà tôi chuyển đi giữa năm 1966, nghĩa là sư kiện xảy ra khoảng cuối năm 1965, đầu năm 1966, lúc ấy tôi vừa 4 tuổi hoặc kém tí.

Anh Nghị là anh ruột tuổi sinh năm 1958, tuổi Mậu Tuất. Anh tôi hơn tôi 4 tuổi nhưng nhỏ và còi nên không lớn hơn tôi mấy. Ở nhà quê anh em trong nhà thường chênh nhau 3 tuổi là thường. Tôi nghĩ, tôi sinh cách xa anh tôi có lẽ là thời điểm cha mẹ tôi chê nhau.
Hình ảnh tôi nhớ nhất lúc đó là anh tôi mặc áo ta, quần tây, thắt lưng bằng dây chuối. Anh tôi đi học thì đeo cái balô màu nâu nhạt một quai (có khi gọi xắc-cốt) trông cũng ra vẻ lắm. Anh tôi có cái mũ nhung đỏ. Tôi chê cái mũ đó, bên ngoài thì khá đẹp nhưng bên trong lại lót lớp vải hoa, trông giống lớp lót của cái cạp quần. Cạp quần mà đội trên đầu thì ra cái gì – tôi nghĩ vậy.
Tôi không gọi anh tôi là “anh”, lúc bé chúng tôi chỉ xưng mày tao, trên dứới như nhau tuốt. Anh tôi tên là Nghị nhưng lại gọi chệch đi là Ngợi để tránh tên một ông già tên Nghị cùng làng. Tôi không biết ông Nghị này, chỉ nghe người lớn nói thế. Cha mẹ tôi và anh Nghị có nhiều kỷ niệm để nói, nhất là khi anh Nghị theo cha tôi khi ông dạy học ở Nam Cường. Mẹ tôi kể ở trường các cô hay đùa hỏi “bố cháu có vợ chưa?” anh Nghị toàn nói “chưa”, “thế cháu ở đâu ra”, “ở lỗ nẻ chui ra”. Những câu chuyện ngộ nghĩnh vậy làm cả nhà buồn cười vui lắm. Cha tôi kể, một lần mưa bão lắm anh Nghị đòi đi ị, chú Lãng mang tờ báo ra bảo ị vào đây rồi mang ra ngoài đổ, anh Nghị dứt khoát không chịu ngồi, rồi khóc: “Ị ra đây được rồi, còn đái ra đâu?”
Mỗi lần đi chơi về anh Nghị cũng kể tôi nghe. Anh được các cô quý mến, cho nhiều đồ chơi khi thì cái chong chóng làm bằng lá dứa, khi thì con trâu bện bằng lá đa. Có lần cô Thiểm dẫn anh Nghị về nhà đi qua ruộng lúa, buổi trưa hai cô cháu đói quá tuốt bao nhiêu đòng đòng ăn mà không ai biết…
Tôi và anh Nghị cùng ngủ với bà nội, tôi bé phải nằm giữa, anh Nghị nằm trong, bà nội nằm ngoài, chúng tôi tranh giành chỗ nằm cãi nhau ì xèo, bà nội bảo: “nằm giữa ăn nửa mâm xôi”, “nằm trong ăn lòng với bún”, “nằm ngoài ăn khoai chấm mật” thế là yên. Anh Nghị thích ôm tôi, rồi cắn cắn vào tóc tôi, ấy là anh thương tôi lắm nhưng tôi thì không thích thế. Có lần tôi lấy cùi chỏ hích anh Nghị thật đau….

Bà nội bảo anh em chúng tôi anh “đánh nhau như quân trận”. Nói chính xác là tôi đánh anh tôi thì có chứ anh Nghị không bao giờ đánh tôi, anh nhường tôi nhưng lúc bé tôi không biết vậy. Khi tức lên là tôi phang anh tôi không kể là thứ gì, sao cho anh tôi phải sợ mới thôi.
Chúng tôi cũng hay chửi nhau nữa, khi nào muốn chửi tôi cứ gào tên cô giáo anh ấy lên mà chửi. Anh ấy học lớp 1 cô Hồi dạy. Cô Hồi này tôi biết, nhưng sau này tôi hỏi tên cô giáo dạy lớp 1 của anh là cô Hồi phải không thì anh nói tên cô là Nhài. Nhài với Hồi không biết có sự nhầm lẫn giữa lớp 1 và lớp vỡ lòng không nhưng tôi chỉ nhớ có cô Hồi. “Cô Hồi mũi đỏ”, “cô Hồi phổng mũi” là cụm từ tôi dùng để chửi anh tôi khi bị tức giận.
Cô Hồi này tôi nhớ khá kỹ. Cô có khuôn mặt to bề bề, vẻ mặt dày và nằng nặng nhất là hai má nổi lên thớ thịt. Cái mũi khá to và đỏ như quả cà chua sắp chín. Tôi nhớ nhất lần cô đến nhà tôi, nói chuyện với mẹ tôi. Cô mặc áo xanh Sĩ Lâm, may kiểu Hồng Kông (kiểu áo may không chít eo, không có túi, cổ bẻ rộng vành). Lần ấy cô đến nhà tôi hái dâu. Tôi không biết cô hái dâu để làm gì. Và tôi cũng không biết nhà tôi có một cây dâu trồng để làm gì. Cây dâu trồng cạnh lối đi gần cầu ao, có những quả chín đỏ ăn vị chua chua. Lần đến chơi nhà tôi cô Hồi nói chuyện nhiều với mẹ tôi. Tôi không có cảm tình với cô vì cô bảo tôi không phải con cha mẹ tôi, tôi giống con ông Tịch...
---
(còn tiếp)

_________________
Trăm năm trong cõi người ta,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Về Đầu Trang Go down
Phansiphu




Tổng số bài gửi : 204
Join date : 17/06/2011
Age : 25

HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI   HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitimeSat Mar 17, 2012 4:13 pm

(tiếp theo dòng trên)
---
Tôi không biết ông Tịch mồm ngang mũi dọc thế nào và cũng không hề biết con ông ra sao. Sau này nghe anh Nghị nói ông là người thôn trên. Ông dạy học trước là cấp 1, rồi dạy lên đến cấp 3. Các con ông ấy học rất giỏi và thành đạt trên đường học vấn. Mỗi lần tranh luận với cha tôi về cách dạy con, anh Nghị hay lấy ông Tịch làm gương “ông ấy dạy con từ không thành biết, từ biết thành giỏi”.

Trong nhà tôi, cha tôi, anh và em trai tôi đều có khuôn mặt dài dài, dáng người roi roi nhưng riêng tôi thì khác. Không biết có phải vì không giống cha và các anh em mà tôi sinh ra lầm lì ít nói, trong tôi có những mặc cảm ngay từ khi tôi còn rất bé.

Tôi không hiểu người ta có thể biết nhớ từ khi nào. Riêng tôi chỉ hơn 3 tuổi tôi vẫn nhớ và nhớ rất rõ.
Lúc bé tôi nói ngọng (sau này tôi biết nhiều đứa cũng vậy thôi) và có tật hay nói lắp (cà lăm). Mọi người hay hay chọc ghẹo bằng cách nhại tôi làm tôi tức lắm (ai mà không tức – người ta nói “chém cha không bằng pha tiếng”). Bị chọc ghẹo là tôi vớ được cái gì phang liền.

Anh Nghị tôi rất hay được cha tôi chở đi chơi. Em Diện tôi bé không nói làm gì nhưng tôi thì ít được đi chơi với cha lắm, chỉ một vài lần thôi.

Một lần, có lẽ khoảng mùa hè 1965 tôi và anh Nghị cùng được cha tôi đi chơi biển. Cùng đi có cả cô Tạo là bạn cùng dạy với cha tôi nữa. Buổi đi chơi khá thú vị. Lần đầu tôi thấy biển nước mênh mông. Chúng tôi vui đùa thỏa thích trên bãi cát. Tôi nhặt nhiều vỏ sò trắng tinh có những vân trông hình rẻ quạt. Tôi với anh Nghị được cô Tạo dạy xây núi cát bằng cách lấy những nắm cát ướt cho cát chảy nhỏ giọt, nhỏ từng giọt chồng lên nhau thành quả núi rất đẹp…

Đến trưa tất cả về nhà bác Đô (Cha tôi khi dạy học ở Đông Minh thì ở trọ nhà bác Đô). Lúc ăn cơm mọi người hỏi tôi “đi biển thích không”. Tôi trả lời “thích”. Lại hỏi “biển to bằng nào”. Tôi bảo “biển to bằng cái bát” làm mọi người cười òa.
Cha tôi chê tôi dốt.

Lại một lần khác vào khoảng cuối năm 1965 đầu năm 1966 (tôi chưa thể đầy 4 tuổi) tôi được cha tôi cho theo đi chơi. Cha tôi chở tôi bằng xe đạp từ nhà tôi ra Đông Minh – nơi cha tôi dạy.
Trên đường đi cha tôi hỏi và bắt tôi trả lời nhiều thứ như quả ớt màu gì, ăn nó làm sao. Quả chanh tròn hay vuông, ăn làm sao… Cha tôi lại bắt tôi đếm từ một đến mười, hỏi bàn tay có mấy ngón. Các câu hỏi chán ngắt tôi chẳng muốn trả lời làm cha tôi bực tức lắm. Ông bảo không biết là dốt, đứa dốt không phải con ông. Thực tình tôi muốn nhảy xuống xe mà về cho rồi.
Tôi ngồi sau gác-ba-ga xe đạp cứ nhìn xuống nền đường đá, thấy đất đá chạy vèo vèo về phía sau làm tôi chóng mặt lắm. Đến nơi xe dừng lại thì tôi không đứng được, rồi nôn htốc nôn tháo.

Tôi nhớ như in cha tôi cùng chú Hứa ở tại phòng học của học sinh. Trong phòng đào cả giao thông hào xuyên tường thông ra ngoài nữa. Trường chỉ có 3 phòng học, cha tôi ở căn phía ngoài bìa – từ ngoài nhìn vào là bên trái. Trong phòng trống trơn. Vách đầu hồi bên phải có treo một khẩu súng trường và một cây đàn ghi-ta.

Thỉnh thoảng lại có máy bay. Lúc ấy chú Hứa hay cha tôi xách súng theo và dắt tôi xuống hào đi ra ngoài hầm. Hầm rộng mà trống hoác (chứ không phải hầm chữ A có nóc) nên có thể nhìn thấy máy bay. Chú Hứa (hay cha tôi cũng vậy) cứ giương nòng súng lên hướng máy bay mà ngắm nhưng không thấy nổ phát nào. Bữa ăn có một bà lão cấp dưỡng mang cơm cho chúng tôi ăn.

Đến tối thì có chiếu phim ở bãi – là thửa ruộng nhà bà Thức gần đó. (Vậy ra đó là mùa Đông 1965 – chính xác thời điểm - mùa Đông thì ruộng khô mới chiếu phim được chứ).
Cha tôi để tôi tôi ở nhà một mình để ông đi ra ngoài xem phim hay trưc trường gì đó. Cha tôi mở đài thật to rồi dặn tôi: “Ở nhà đừng đi đâu nhé, ra ngoài có con cáo đó”.
Khi cha tôi đi rồi, còn lại một mình tôi trong phòng tối. Tôi không sợ mà còn tỏ ra thích thú. Tôi vặn đèn dầu cho sáng lên một chút rồi nghịch đài (ra-đi-ô). Cái đài hộp bằng gỗ hình vuông vuông to bằng cục gạch xỉ, màu xanh nhạt nhưng lại chấm chấm xanh đậm nét. Đài gì mà có cả búi dây điện nối ra ngoài cột cao ngoài trời. Tôi mở cả nắp ra xem trong ấy có người không mà lại biết nói. Tôi tháo cả pin ra xem rất kỹ rồi loay hoay ráp lại nhưng không sao làm được.
Sáng hôm sau dậy sang nhà bà Thức đánh răng mọi người hỏi tôi ngủ ở đâu, cha tôi bảo: “Thằng này khù khờ, ù lì sao nghe vậy, nó ngủ một mình mà không biết gì”.

Tôi thực sự không nhớ căn nhà tôi khi còn ở Đức Cơ cho lắm. Chỉ biết rằng nhà tôi cũng quay hướng Nam như tất cả các căn nhà bên cạnh đó. Bên trái, tức hướng đông là nhà bá Hiệp, bên phải là nhà bác Loát, kế tiếp là nhà thờ họ, kế nữa là nhà bác Hướng, rồi liền sau là nhà bà Bạt.

Trước nhà tôi có một cái ao nhỏ khoảng hai chục mét vuông là cùng thế mà lại be cả làn ao để cấy lúa và trồng khoai nước (khoai ngứa). Ao thả bèo, chỗ cầu ao lấy sào để ngăn ra một khoảng trống để rứa ráy. Cầu ao là cái cầu bằng gỗ rất trơn lúc nào cũng có cái búi rác để kỳ cọ chân hay rửa bát đĩa. Không hiểu sao trong ao lại còn thả ngâm một chiếc giường gỗ từ bao giờ.
Cái ao bé tí mà giặt giũ rửa ráy đủ thứ bất kể là đồ ăn thức uống, quần áo người lớn trẻ con. Có điều cái ao khá trong, nước ngọt, lại có vài con cá con thỉnh thoảng quẫy quẫy trông cũng thích mắt.

Phía sau nhà cây bụi um tùm lắm. Vườn thì có dăm gốc chuối lòa xòa, vài luống khoai lang, còn lại là cây vớ vẩn, nhiều nhất là cây ré. Người lớn bảo trồng cây ré để tránh rắn. Hai bên lối đi ra vườn, xung quanh vườn là trồng ré. Ré trồng xung quanh làm rao che chắn hố xí. Hố xí mà không phải hố xí – đích thực tên gọi là “lò hôi”. Lò hôi là một hố đất khoảng 2 mét vuông, sâu một mét. Người ta bắc ngang trên đó một tấm ván như một cái cầu để ngồi lên mà đi vệ sinh xuống hố sâu. Thường lò hôi được đổ rất nhiều tro, khi đi vệ sinh xong thì lấy cái bay cời tro phủ lên phân để đỡ ruồi bọ. Nhưng tránh sao khỏi, bọ dòi nhiều đến kinh khủng. Nhất là mùa mưa lò hôi nước ngập lênh láng, phân nổi lều phều, dòi bò nhiều như trấu bò lúc nhúc trông phát ớn. Lò hôi chỉ cách nhà khoảng 5 đến 7 mét là cùng nên mùi hôi phả vào nhà. Ai đang đi cầu ngoài đó là sực mùi lên thấy liền. Tai nghe rõ cả những tiếng khạc nhổ, tiếng bùm bụp, xoèn xoẹt…
---
(còn tiếp)

_________________
Trăm năm trong cõi người ta,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI   HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
HỒI KÝ - TUỔI THƠ TÔI NHỮNG NGÀY ĐEN ĐỦI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HỒN THƠ VIỆT :: TRANG VĂN HÓA XÃ HÔI :: THỂ LOẠI VĂN HỌC KHÁC :: VĂN XUÔI - TRUYỆN NGẮN - TRUYỆN DÀI-
Chuyển đến